(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Vụ sập mỏ đá Hang Cá, xã Yên Lâm, huyện Yên Định vào ngày 22/1/2016 khiến 8 người chết thương tâm là bài học đắt giá. Sau sự cố này, các cấp chính quyền, ban, ngành chức năng huyện Yên Định đã vào cuộc ráo riết nên công tác đảm bảo vệ sinh an toàn lao động trong khai thác đá có nhiều chuyển biến.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn tại các mỏ đá

(VH&ĐS) Vụ sập mỏ đá Hang Cá, xã Yên Lâm, huyện Yên Định vào ngày 22/1/2016 khiến 8 người chết thương tâm là bài học đắt giá. Sau sự cố này, các cấp chính quyền, ban, ngành chức năng huyện Yên Định đã vào cuộc ráo riết nên công tác đảm bảo vệ sinh an toàn lao động trong khai thác đá có nhiều chuyển biến.

Theo Trưởng Phòng LĐ-TB&XH huyện Yên Định, ông Lê Văn Long thì: Sau khi xảy ra vụ sập mỏ đá tại xã Yên Lâm, huyện Yên Định đã tăng cường công tác quản lý chấn chỉnh hoạt động khai thác khoáng sản, nhất là việc khai thác, chế biến đá tại các địa phương có mỏ đá như: Định Tăng, Quý Lộc, Yên Lâm nhưng trong đó đặc biệt chú trọng địa bàn xã Yên Lâm. Bởi đây là địa phương có số lượng mỏ đá nhiều nhất và có tới 36 doanh nghiệp khai thác đá được tỉnh cấp phép. Hơn nữa, Yên Lâm là địa phương duy nhất xảy ra vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng liên qua đến hoạt động khai thác đá làm 8 người thiệt mạng cùng một lúc. Vì vậy, để chấn chỉnh tình trạng này, huyện Yên Định đã tăng cường quản lý hoạt động khai thác đá. Cứ sau 3 tháng, hoặc 6 tháng, huyệnthành lập đoàn liên ngành đi kiểm tra với các nội dung, như: Vệ sinh môi trường; kiến thức, kỹ năng an toàn lao động (ATLĐ), trang bị bảo hộ lao động…

Bên cạnh đó, huyện đã chỉ đạo, giao cho xã thường xuyên kiểm tra, giám sáthoạt động khai thác tại các mỏ đá. Thông qua các đợt kiểm tra, đoàn liên ngành của xã, huyện đã phát hiện nhiều doanh nghiệp sai phạm trong hoạt động khai thác đá và đã đề nghị tỉnh tạm đình chỉ 10 doanh nghiệp.

Từ việc làm nghiêm túc trên đã giúp các doanh nghiệp có những thay đổi về ý thức chấp hành quy định vệ sinh ATLĐ trong quá trình khai thác đá. Hiện, việc khai thác đá ở Yên Lâm không còn tình trạng đánh gầm, đánh cống, khai thác kiểu hầm ếch mà theo quy trình từ trên xuống và hạn chế mức thấp nhất việc sử dụng thuốc nổ.

Ông Nguyễn Đỗ Túy - chủ doanh nghiệp khai thác đá Thanh Thúy (xã Yên Lâm) cho biết: Đầu năm 2016, doanh nghiệp của ông được cấp phép hoạt động thêm lĩnh vực khai thác đá. Doanh nghiệp cũng đã ý thức được rằng coi trọngsức khỏe và sự an toàn của người lao động là rất quan trọng. Vì vậy, ngoài trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động cho người lao động, doanh nghiệp còn thường xuyên trang bị kiến thức, kỹ năng vệ sinh ATLĐ trong khai thác, chế biến đá thông qua các buổi tập huấn do ngành lao động tổ chức. Bên cạnh đó, trong quá trình khai thác đá, doanh nghiệp luôn tuân thủ và thực hiệnnghiêm túc quy trình khai thác đá từ trên xuống.

Cũng theo ông Túy, để thuận lợi cho việc đưa cơ giới hóa vào quá trình khai thác, doanh nghiệp đã đầu tư làm đường lên mỏ, đồng thời mua máy cắt tầng trị giá hơn 200 triệu đồng. Sử dụng loại máy này, không có tiếng ồn vì không sử dụngmìn, đá được khai thác đảm bảo nguyên khối, ít bụi và độ an toàn cao. Tuy nhiên, ông Túy thừa nhận việc trang bị bảo hộ lao động chưa được nhiều lao động quan tâm. Ít người lao động sử dụng đồ dùng bảo hộ lao động mà doanh nghiệp đã trang bị.

Làm việc trong điều kiện tính mạng bị đe dọa và ô nhiễm do bụi nhưng đa số người thợ đá chỉ trang bị đồ bảo hộ sơ sài.

Không riêng gì doanh nghiệp Thanh Thúy mà đa số các doanh nghiệp khai thác đá ở Yên Lâm, tình trạng người lao động không trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động khi làm việc là có thật. Về vấn đề này đại diện lãnh đạo xã Yên Lâm, ông Lê Hồng Mạnh - Phó Chủ tịch UBND xã và ông Lê Ngọc Minh - Tổ phó tổ làng nghề Yên Lâm đều cho rằng đó là cái khó của địa phương. Theo đó, người lao động không sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ với lý do: Nếu đeo khẩu trang, hay đội mũ nhựa sẽ rất khó thở và nóng nên họ đội mũ vải hoặc mũ cối và không đeo khẩu trang. Còn người làm ở bộ phận cưa, xẻ đá họ chỉ cần đi đôi ủng vì chân thường xuyên phải tiếp xúc với nước. Vì vậy, nói doanh nghiệp không trang bị đồ bảo hộ cho lao động là không đúng và xử phạt doanh nghiệp không có cơ sở nên địa phương, tổ làng nghề chỉ biết nhắc nhở doanh nghiệp động viên người lao động trang bị đồ bảo hộ trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, kết quả đem lại rất khiêm tốn, số lao động trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động ở các mỏ đá Yên Lâm chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Dù chính quyền huyện Yên Định và xã Yên Lâm đã có nhiều động thái tích cực trong công tác quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động khai thác đá kể từ sau vụ tai nạn xảy ra cách đây hơn 1 năm và đã đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, vẫn còn số ít doanh nghiệp vẫn chưa nghiêm túc chấp hành quy định ATLĐ trong khai thác đá.

Bên cạnh đó, tình trạng người lao động không trang bị bảo hộ lao động vẫn còn khá phổ biến. Mặt khác, tuy đã hạn chế được ô nhiễm môi trường do bụi trong khai thác đá, song ô nhiễm do bột đá, bụi trong nghiền đá…chưa có cách khắc phục. Đó là những tồn tại mà huyện Yên Định, xã Yên Lâm cần vào cuộc sớm nhanh chóng khắc phục.

Minh Lý



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]