(vhds.baothanhhoa.vn) - Bằng tinh thần vượt khó, quyết liệt đổi mới sáng tạo cùng sự đồng tâm, hiệp lực, toàn thể cán bộ, công nhân viên VNPT Thanh Hóa đã vượt qua một năm 2023 đầy khó khăn, hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao với nhiều dấu ấn đáng ghi nhận.

Nỗ lực phát triển hạ tầng viễn thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ chuyển đổi số

Bằng tinh thần vượt khó, quyết liệt đổi mới sáng tạo cùng sự đồng tâm, hiệp lực, toàn thể cán bộ, công nhân viên VNPT Thanh Hóa đã vượt qua một năm 2023 đầy khó khăn, hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao với nhiều dấu ấn đáng ghi nhận.

Nỗ lực phát triển hạ tầng viễn thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ chuyển đổi sốTrạm phát sóng thử nghiệm mạng 5G của VNPT Thanh Hóa.

Năm 2023, doanh thu của VNPT Thanh Hóa đạt 1.154 tỷ đồng, bằng 106,3% so với năm 2022; nộp ngân sách Nhà nước 53,4 tỷ đồng... VNPT Thanh Hóa hiện là một trong những đơn vị viễn thông có nhiều đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc chuyển đổi số (CĐS) của tỉnh.

Thực hiện chiến lược phát triển công nghệ, VNPT đã và đang tập trung phát triển hạ tầng số. Trong năm 2023, VNPT đã xây dựng bổ sung 101 trạm di động, nâng tổng số trạm lên 1.500 trạm, lắp đặt mới thiết bị 80 trạm 3G, 63 trạm 4G-LTE. Đến nay, mạng 3G đã phủ 99,4% dân số và 90,37% diện tích; mạng 4G phủ sóng 97,11% dân số và 83,59% diện tích trong tỉnh.

Cùng với đó, VNPT cũng đã đầu tư mở rộng thêm 1.312 km cáp quang các loại, nâng khả năng cung cấp dịch vụ băng rộng cáp quang lên cho khoảng 600.000 khách hàng; xóa trắng thêm 12 thôn, bản, nâng tổng số thôn, bản có cáp quang của VNPT lên 4.338/4.357 thôn, đạt tỷ lệ 99,56%.

VNPT cũng đã ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư hạ tầng tại 35 khu tòa nhà, khu đô thị mới, khu thương mại... trên địa bàn tỉnh để đồng bộ với quá trình triển khai dự án của các chủ đầu tư, đảm bảo hạ tầng viễn thông triển khai hiện đại, ngầm hóa, an toàn và thẩm mỹ. Đồng thời, thực hiện cải tạo, chỉnh trang hạ tầng mạng, cáp viễn thông trên địa bàn tỉnh; phối hợp chặt chẽ với các địa phương tổ chức xây dựng và triển khai kế hoạch thu hồi, sắp xếp, chỉnh trang hệ thống cáp viễn thông, đặc biệt là tại các khu vực trung tâm đô thị các huyện, thị xã, thành phố, các khu du lịch. Kết quả trong năm đã cải tạo, căn chỉnh lại 570 km tuyến cáp, ngầm hóa 13,3 km tuyến cáp.

Năm 2023, cũng là năm VNPT Thanh Hóa tham gia sâu và gặt hái được nhiều thành quả trong lĩnh vực CĐS. VNPT đã hoàn thành triển khai thử nghiệm Trung tâm điều hành thông minh (IOC) của tỉnh và đang tiếp tục hoàn thiện; hoàn thành việc triển khai thí điểm Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Thanh Hóa và phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông để hoàn thiện ứng dụng Công dân số Thanh Hóa S. Đơn vị cũng triển khai các nền tảng quản trị và phát triển cơ sở dữ liệu. Hiện nay, 100% hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức đã được tạo lập và đồng bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia; 100% trạm y tế sử dụng phần mềm quản lý khám chữa bệnh VNPT HIS/HMIS; hơn 80% dân số tỉnh Thanh Hóa được tạo lập hồ sơ sức khỏe điện tử; gần 90% trường học ứng dụng phần mềm Cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo vnEdu và triển khai các ứng dụng chữ ký số nhằm số hóa sổ sách, hồ sơ điện tử trong quản lý giáo dục; phần mềm quản lý đoàn viên cho Tỉnh đoàn Thanh Hóa...

Cùng với đó, VNPT cũng duy trì ổn định các hệ thống, hạ tầng số phục vụ hội nghị của tỉnh, các huyện, thị, xã, phường như: Hệ thống phòng họp không giấy tờ VNPT eCabinet; hệ thống Truyền hình hội nghị, đường truyền số liệu chuyên dùng đến 100% UBND xã, phường, thị trấn và triển khai hệ thống truyền hình 5 cấp đến tận cấp thôn tại một số huyện, thị; phối hợp cùng UBND cấp huyện, cấp xã đăng ký hồ sơ cấp độ an toàn hệ thống thông tin cho hệ thống thông tin của đơn vị; đồng hành trong quá trình triển khai đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ theo đăng ký của các đơn vị; thực hiện chuyển đổi IPv6 cho hơn 450 trang thông tin điện tử cấp xã, trang thông tin điện tử cấp huyện như: Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Đông Sơn...; phối hợp với các sở, ban, ngành, 27 UBND cấp huyện và 559 UBND cấp xã chuyển đổi IPv6 cho hệ thống mạng LAN...

VNPT Thanh Hóa đã hỗ trợ cài đặt gần 100.000 chữ ký số cá nhân cho công dân; ứng dụng thành công nhiều giải pháp mới như: phần mềm quản lý đại hội số, công nghệ AI nhận diện khuôn mặt, truyền thanh thông minh ứng dụng công nghệ AI chuyển đổi văn bản thành giọng nói và ngược lại...

Nỗ lực phát triển hạ tầng viễn thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ chuyển đổi sốNhân viên VNPT Thanh Hóa hướng dẫn cài đặt chữ ký số cho người dân.

VNPT Thanh Hóa đang nỗ lực phát triển hạ tầng viễn thông; đẩy mạnh hợp tác và triển khai nhanh mạng cáp quang, mạng di động, cung cấp dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin tại các khu đô thị, công nghiệp... và ưu tiên nguồn lực cho việc xây dựng hạ tầng mạng cáp quang cho các thôn trắng trên địa bàn tỉnh; triển khai mạng 5G; triển khai công nghệ truy nhập mạng cáp quang mới, đưa tốc độ truy nhập quang lên đến 10 Gbps nhằm nâng cao chất lượng và phục vụ yêu cầu CĐS của các cơ quan đảng, chính quyền và nhu cầu sử dụng ứng dụng của người dân trên địa bàn tỉnh; tiếp tục bổ sung thêm khoảng 250 trạm di động để nâng cao chất lượng vùng phủ sóng, tắt sóng 2G theo lộ trình của Bộ Thông tin và Truyền thông, triển khai thêm khoảng 1.500 km cáp quang để mở rộng, nâng cao năng lực mạng cáp quang trên địa bàn tỉnh...

Sau những thành công mà VNPT đã đạt được khi triển khai các dự án, giải pháp CĐS thời gian qua, uy tín, thương hiệu của VNPT trong lĩnh vực CĐS đã được nâng cao. Năm 2024, VNPT tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán phí, lệ phí dịch vụ công trên cổng dịch vụ công tỉnh Thanh Hóa; thanh toán không dùng tiền mặt tại các cơ sở y tế, giáo dục; các cửa hàng bán lẻ, chợ, siêu thị mini... và ứng dụng ví điện tử, tiền điện tử VNPT Money cho người dân; phối hợp với các cấp chính quyền thực hiện số hóa và xây dựng các cơ sở dữ liệu của đơn vị, của ngành đảm bảo kết nối liên thông qua trục LGSP của tỉnh, chia sẻ dữ liệu cho các tổ chức, doanh nghiệp, người dân theo quy định; đẩy mạng triển khai các ứng dụng, nền tảng CĐS cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh như: Hệ thống quản trị doanh nghiệp và các nền tảng tích hợp như thanh toán không dùng tiền mặt, hóa đơn điện tử, hợp đồng điện tử, chữ ký số từ xa, các nền tảng chuyên ngành theo từng lĩnh vực...

Bài và ảnh: Linh Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]