(vhds.baothanhhoa.vn) - Loài T. papillata tại Khu BTTN Xuân Liên chỉ phát hiện một mẫu duy nhất, được ghi nhận lần đầu tiên có phân bố ở vĩ độ cao nhất trên lãnh thổ nước ta.

Phát hiện một loài thực vật dị dưỡng không có diệp lục tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên

Loài T. papillata tại Khu BTTN Xuân Liên chỉ phát hiện một mẫu duy nhất, được ghi nhận lần đầu tiên có phân bố ở vĩ độ cao nhất trên lãnh thổ nước ta.

Mới đây, qua khảo sát tính đa dạng sinh học (ĐDSH) tại Khu bảo tồn Thiên nhiên (BTTN) Xuân Liên, Đoàn nghiên cứu hỗn hợp Việt - Nga (thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga và Trường Đại học Tổng hợp Moscow, Liên bang Nga) đã phát hiện và ghi nhận một loài thực vật mới (Thismia papillata) tại khu vực rừng nguyên sinh có độ cao 800m so với mực nước biển tại bản Vịn, xã Bát Mọt. Đây là loài thực vật không có diệp lục duy nhất được phát hiện ở Khu BTTN Xuân Liên đến thời điểm hiện tại.

Phát hiện một loài thực vật dị dưỡng không có diệp lục tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên

Loài thực vật dị dưỡng Thismia papillata được phát hiện tại Khu BTTN Xuân Liên.

Theo các nhà khoa học, Thismia papillata ở Khu BTTN Xuân Liên thuộc chi tiết mi (Thismia), họ tiết mi (Thismiaceae). Đây là loài thực vật thân thảo rất nhỏ, sống dị dưỡng cộng sinh với nấm, thân hơi mọng, rễ dạng sợi, sống trên cạn và ưa ẩm vừa phải. Cành (khi nở hoa) dài khoảng 1mm, mang một bông hoa duy nhất ở đầu cuối được bao quanh bởi 3 lá bắc. Lá nhỏ, mọc so le hay mọc đối, bị suy thoái thành dạng vảy hình tam giác hoặc hình trứng, nhẵn, dài 2mm và không có diệp lục. Lá bắc rời có màu trắng nhạt, hình trứng ngược, dài 4,0 - 4,9mm, nhẵn, bám chặt vào đế hoa. Hoa lưỡng tính, màu trắng nhạt, dài khoảng 13mm, hình chén ngược hơi nghiêng, mặt ngoài có các nốt nhú nổi rõ, ở giữa uốn cong khoảng 900. Các nhụy hoa liên kết lại thành 1 ống uốn cong hình chiếc ủng, noãn dưới gồm nhiều ô. Hoa nở vào tháng 10 hằng năm. Loài này có đặc điểm khác biệt nhất so với các loài khác trong chi Thismia là hình thái các phần phụ của bao hoa bên ngoài và bên trong. Các bao hoa bên trong hợp nhất thành dạng mũ, các phần phụ của các bao hoa bên ngoài dài 15mm, các phần phụ của các bao hoa bên trong dài 9mm.

Cho đến nay, các nhà khoa học đã xác định được 109 loài thuộc chi tiết mi trên toàn thế giới, hầu hết các loài phân bố từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, đến vùng ôn đới Australia và châu Mỹ. Tại Việt Nam, các nhà khoa học cũng đã xác định được 6 loài thuộc chi tiết mi. Điều đặc biệt, cả 6 loài này đều phân bố từ Quảng Trị trở vào. Loài T. papillata tại Khu BTTN Xuân Liên chỉ phát hiện một mẫu duy nhất, được ghi nhận lần đầu tiên có phân bố ở vĩ độ cao nhất trên lãnh thổ nước ta.

Ông Phạm Anh Tám, Giám đốc Khu BTTN Xuân Liên, cho biết: Thời gian gần đây, các nhà khoa học cũng đã ghi nhận nhiều loài động thực vật mới tại Khu BTTN Xuân Liên, trong đó nhiều loài có giá trị cần được bảo tồn. Phát hiện mới loài thực vật dị dưỡng không có diệp lục này tiếp tục bổ sung minh chứng cho thấy, đây là một trong những khu bảo tồn có giá trị đa dạng sinh học quý giá của Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á. Do vậy, cần tiếp tục có những nghiên cứu, đánh giá đầy đủ hơn để phát huy giá trị đa dạng sinh học, sinh thái và môi trường tại Khu BTTN Xuân Liên.

Khắc Công

Tin liên quan:
  • Phát hiện một loài thực vật dị dưỡng không có diệp lục tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên
    Phát hiện loài Mang quý ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

    Nhằm bảo tồn nguồn gen động thực vật đặc trưng vùng núi, Khu bảo tồn Thiên nhiên (BTTN) Pù Hu (Quan Hóa) đã triển khai nhiệm vụ khoa học “Điều tra, đánh giá hiện trạng phân bổ và bảo tồn các loài Mang tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Pù Hu”, giai đoạn 2022-2024.

  • Phát hiện một loài thực vật dị dưỡng không có diệp lục tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên
    Phát hiện hai loài rùa quý hiếm tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

    Thời gian qua, qua đánh giá hiện trạng quần thể, đặc điểm hình thái, Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Hu (Quan Hóa) đã phát hiện 15 con rùa đầu to và 10 con rùa viền trong khu bảo tồn.

  • Phát hiện một loài thực vật dị dưỡng không có diệp lục tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên
    Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên nỗ lực cứu hộ động vật hoang dã

    Những năm qua, Khu bảo tồn Thiên nhiên (BTTN) Xuân Liên đã có nhiều giải pháp trong công tác cứu hộ, bảo tồn động vật hoang dã.

  • Phát hiện một loài thực vật dị dưỡng không có diệp lục tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên
    Phát hiện nhiều cá thể rùa quý hiếm tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên

    Thực hiện Dự án “Điều tra bảo tồn, cứu hộ và nuôi dưỡng các loài rùa tại Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020-2023”, hơn 2 năm qua, Khu BTTN Xuân Liên đã tiến hành 7 đợt điều tra thực địa trên 28 tuyến, với tổng chiều dài hơn 184 km, đặt 59 bẫy ảnh trong khu vực nghiên cứu. Kết quả, đã phát hiện có 8 loài rùa cạn và nước ngọt, trong đó có 7 loài được ghi nhận qua các đợt điều tra thực địa và 1 loài qua phỏng vấn, gồm: Rùa hộp trán vàng miền Bắc, rùa đầu to, rùa núi viền, rùa đất Speng lơ, rùa sa nhân, rùa bốn mắt, ba ba trơn.

  • Phát hiện một loài thực vật dị dưỡng không có diệp lục tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên
    Bảo tồn và phát triển loài cây thuốc quý hiếm ngải đen ở Khu bảo tồn thiên ...

    Theo kết quả điều tra, hiện nay tại Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Luông ghi nhận có 590 loài cây thuốc, thuộc 445 chi, 161 họ của 7 ngành thực vật bậc cao có mạch và nhóm nấm, trong đó có 33 loài thuộc 30 chi và 24 họ cây thuốc thuộc diện bảo tồn ở Việt Nam, nằm trong Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Thủ Tướng Chính phủ, Sách đỏ Việt Nam năm 2007 và Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2006.


Khắc Công

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]