Phát triển du lịch nông thôn: Hướng đi bền vững trong xây dựng nông thôn mới
Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM đã đi được chặng đường 14 năm và mang lại những kết quả rõ rệt làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nhất là về cơ sở hạ tầng.
Du khách thích thú khi trải nghiệm tại làng du lịch Yên Trung.
Để tiếp tục đẩy mạnh chương trình này Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 6 chuyên đề giai đoạn 2021-2025, trong đó có Chương trình phát triển du lịch nông thôn. Đây là hướng đi bền vững trong XDNTM, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân vùng nông thôn, đồng thời khai thác tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương. Những năm gần đây, với sự phát triển của xã hội, du khách thường hướng về các vùng nông thôn để thưởng lãm danh lam thắng cảnh, tham quan các di tích lễ hội.
Thanh Hóa có lợi thế của 3 vùng sinh thái: Miền núi, đồng bằng và ven biển. Nhưng để có những sản phẩm du lịch nông thôn độc đáo, hấp dẫn cần một lộ trình và hướng đi. Do đây là sản phẩm du lịch đặc thù nên cần quan tâm đến cơ chế, chính sách phù hợp khuyến khích cho các doanh nghiệp, cá nhân về đầu tư vùng nông thôn. Qua đó khai thác hiệu quả chương trình và tạo việc làm cho lao động vùng nông thôn. Vì thế, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 90/KH-UBND ngày 14/4/2023 về thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong XDNTM giai đoạn 2023–2025. Theo đó Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) cũng đã ban hành Kế hoạch số 2170/KH-SVHTTDL ngày 10/5/2023 để triển khai các nhiệm vụ cụ thể. Năm 2023, Sở VHTT&DL đã tham mưu đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá du lịch Thanh Hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng, sản xuất ấn phẩm, vật phẩm gắn với bộ nhận diện thương hiệu du lịch và xây dựng chương trình du lịch kết nối với một số tỉnh bạn tại các khu, điểm du lịch mới: Làng du lịch Yên Trung (Yên Định), bản Mạ (Thường Xuân) và tổ chức đón đoàn Famtrip khu vực đồng bằng sông Cửu Long đến khảo sát, đánh giá sản phẩm du lịch. Từ đó kết nối các tour, tuyến tại các khu, điểm du lịch hấp dẫn trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, các huyện Thọ Xuân, Thường Xuân, Yên Định, Bá Thước... Đồng thời rà soát, đề xuất đăng ký thí điểm mô hình “Phát triển chuỗi du lịch nông nghiệp, nông thôn liên kết các điểm đến, hình thành tour du lịch Pù Luông gắn với nông nghiệp, nông thôn"... Bên cạnh đó còn tích cực triển khai thực hiện việc bảo tồn, phục dựng khai thác các hoạt động văn hóa truyền thống phục vụ phát triển du lịch nông thôn và các lễ hội trên địa bàn tỉnh, nhất là lễ hội được Bộ VHTT&DL ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Không những thế còn chú trọng bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cho du lịch vùng nông thôn có thể phục vụ du lịch cộng đồng khi sản phẩm du lịch được ra đời...
Bài và ảnh: Đức Vũ
{name} - {time}
-
2024-11-24 09:04:00
Quê hương tựa khúc dân ca
-
2024-11-23 09:09:00
Lần đầu trưng bày bức chân dung quý hiếm của danh họa Caravaggio
-
2024-03-10 09:09:00
Nắng cuối đông
Thiền ngữ thức tỉnh cho người bận rộn
Phó bảng Nguyễn Đôn Tiết – “Thủ lĩnh” phong trào Cần Vương trên đất Hoằng Hóa
Đặc sắc trang phục truyền thống các dân tộc xứ Thanh
Đồ cũ và hiện thực
Tháng ba yêu thương
Lục tìm ký ức
Phải kiên trì với giá trị cũ
Miền ký ức dưới bóng cây gạo già
Trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10: Hạnh phúc là được phục vụ nhân dân