Phát triển kinh tế đồi rừng ở huyện Như Thanh
Những năm qua, huyện Như Thanh đã thực hiện nhiều giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế đồi rừng, giúp cho nhiều hộ gia đình không những thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.
Huyện Như Thanh đã thực hiện nhiều giải pháp, trong đó thực hiện cơ chế khuyến khích Nhân dân chuyển đổi từ trồng rừng truyền thống sang trồng rừng kinh tế theo hướng thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa các loại cây trồng, vật nuôi, có giá trị kinh tế cao vào sản xuất.
Cùng với đó, huyện cũng chỉ đạo các phòng chuyên môn, các xã, thị trấn xây dựng chương trình phát triển kinh tế phù hợp để hướng dẫn người dân thực hiện; lồng ghép các chương trình khuyến nông để hỗ trợ cây, con giống, vật tư phục vụ sản xuất từ nguồn ngân sách huyện và chương trình mục tiêu quốc gia; tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển đối với các hộ nông dân...
Phát triển kinh tế đồi rừng ở huyện Như Thanh ngày càng được người dân quan tâm. Nhiều mô hình sản xuất nông - lâm kết hợp cho hiệu quả kinh tế cao xuất hiện ngày càng nhiều, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Với những giải pháp đồng bộ, đến nay huyện Như Thanh có khoảng 200 trang trại đồi rừng mang lại hiệu quả cao, góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 1.500 lao động địa phương.
Hiện nay trên địa bàn huyện Như Thanh có nhiều mô hình kinh tế đồi rừng đạt từ 100 đến 300 triệu đồng/năm.
Nhận thấy cây riềng là loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, xã Cán Khê đã vận động, hướng dẫn các số hộ dân có đất đồi trồng mía, sắn hiệu quả kinh tế thấp chuyển đổi sang trồng riềng. Hiện cây riềng đang cho hiệu quả cao gấp 3 đến 4 lần so với cây trồng khác.
Mô hình trồng rừng gỗ lớn và mô hình chuyển hóa rừng trồng sẽ được nhân rộng, nhằm phát triển kinh tế rừng, bảo vệ và phát triển rừng bền vững; nâng cao giá trị của rừng trồng trên địa bàn huyện.
Mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ ở xã Xuân Du hàng năm cho thu nhập cao.
Hiệu quả từ kinh tế đồi rừng đã giúp giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, từ đó làm thay đổi bộ mặt kinh tế địa phương. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục nhân rộng những mô hình có hiệu quả, đồng thời khuyến khích người dân đưa các loại cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất để công cuộc xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện ngày cảng bền vững.
Quốc Hương
{name} - {time}
-
9 giờ trước
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường sau sáp nhập
-
11 giờ trước
Quan tâm đẩy nhanh tiến độ tu bổ, tôn tạo đình làng Hồ
-
03:04 05/04/2022
Xã Hoằng Lưu phấn đầu về đích nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2022
Bí thư Đoàn xã lăn lộn với phong trào nơi miền biên viễn
Thắt dây an toàn: Chuyện nhỏ mà không nhỏ
Khát nước sạch ở xã nông thôn mới kiểu mẫu
Tăng cường quản lý công dân xuất cảnh đi lao động trái pháp luật
Diện mạo huyện nông thôn mới Thiệu Hóa
Phiên “Chợ nhỏ an lành”
Dạy con hướng về cội nguồn
Nghề làm tóc giả kiếm tiền thật xã Thiệu Lý
Người giữ gìn cột mốc biên cương