Phát triển kinh tế trang trại ở huyện miền núi Thường Xuân
Phát huy diện tích đất đồi rừng, cải tạo đất hoang hóa, trong những năm qua người dân huyện miền núi Thường Xuân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại vườn rừng kết hợp chăn nuôi góp phần nâng cao thu nhập.
Nhiều trang trại trồng trọt trên địa bàn huyện Thường Xuân đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Thường Xuân là huyện miền núi khó khó khăn, nằm ở phía Tây của tỉnh, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất lâm - nông nghiệp, với 110.717,35 ha diện tích đất tự nhiên (trong đó đất lâm nghiệp chiếm 82,2%, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 6%). Thời gian qua, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong huyện đã phát huy lợi thế, tập trung phát triển kinh tế trang trại tổng hợp mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Trong năm 2021 tổng diện tích quy hoạch đất trang trại nông nghiệp của huyện đạt 67,38 ha. Toàn huyện có 22 trang trại (2 trang trại chăn nuôi, 5 trang trại trồng trọt, 4 trang trại thủy sản và 11 trang trại tổng hợp). Nhìn chung, các trang trại đều sử dụng diện tích đất có hiệu quả, đất đai không bỏ hoang, khai thác tốt tiềm năng và lợi thế của đất đai, từ đó đạt hiệu quả cao về năng suất, sản lượng trên mỗi đơn vị diện tích so với đất nông hộ và cá nhân quản lý.
Trồng dưa vàng trong nhà màng, nhà lưới được người dân trong huyện ưu tiên.
Phần lớn các trang trại đề liên kết sản xuất với các công ty, nhà máy, doanh thu cao, giá trị sử dụng trên diện tích sản xuất lớn. Nhiều loại cây trồng như mía, sắn, keo… được bao tiêu hàng hóa, giúp giá cả ổn định, người dân yên tâm sản xuất. Đến nay, các trang trại cơ bản giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương có mức thu nhập ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Mô hình nuôi trùn quế của ông Đào Trọng Lương (thôn 1, xã Thọ Thanh).
Với khát vọng thoát nghèo, ông Đào Trọng Lương (thôn 1, xã Thọ Thanh) cùng gia đình chuyển đổi diện tích đất kém hiệu quả, mạnh dạn huy động nguồn vốn tại chỗ cùng nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước mở rộng quy mô sản xuất, phát triển mô hình nuôi trùn quế. Ngoài ra, ông còn trồng sả tinh dầu, bưởi.
Đến nay, vườn bưởi của gia đình được đầu tư hệ thống tưới tự động, áp dụng cơ giới hóa trong khâu làm đất kết hợp với kỹ thuật chăm sóc tiên tiến. Trung bình mỗi năm mang lại thu nhập cho gia đình từ 200 - 300 triệu đồng.
Trang trại kinh tế tổng hợp hộ gia đình ông Lê Văn Viên (thôn Đông Xuân, xã Thọ Thanh).
Hay như trang trại trồng bưởi, dưa kim hoàng hậu của hộ ông Lê Văn Viên (thôn Đông Xuân, xã Thọ Thanh). Hiện trang trại của gia đình ông trồng hơn 4.000 m2 dưa vàng bằng nhà màng, nhà lưới, mỗi năm cho 3 vụ thu hoạch. Trừ chi phí, gia đình thu về từ 400 - 450 triệu đồng/năm. Ngoài ra, ông còn trồng 250 gốc bưởi, 300 gốc mít đang trong quá trình thu hoạch…
Ông Trịnh Văn Trường, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thường Xuân cho biết, thời gian tới huyện sẽ chú trọng thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ các trang trại tiếp cận thị trường, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Khuyến khích và đẩy mạnh phát triển trang trại ứng dụng công nghệ cao, trang trại theo hướng thực phẩm sạch, quản lý chất lượng nông sản trong sản xuất kinh doanh theo hướng VietGAP, nhằm cung cấp ra thị trường các sản phẩm đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái…
TRUNG LÊ - THU THỦY
{name} - {time}
-
1 giờ trước
Bản tin Tài chính 8/4: Giá vàng được dự báo sẽ giảm trong tuần này
-
2 giờ trước
Dự báo thời tiết 8/4: Bắc bộ mưa dông, Nam bộ nắng nóng
-
15:52 20/05/2022
Nông dân Quảng Xương xuống đồng thu hoạch lúa chiêm xuân
Nông dân “cổ cồn”
Nhiều siêu thị điện máy “tung chiêu” khuyến mại chào hè
Về Hiển Vinh, thôn NTM kiểu mẫu đầu tiên của huyện Hậu Lộc
Thành lập Công đoàn Quỹ tín dụng Nhân dân Yên Hùng
Gương sáng Đảng viên đi đầu trong phát triển kinh tế
[E-Magazine] - Anh Hải “Đồ cũ”
Chuyện kể của “người canh biển”
Về làng biển đi chợ cá Minh Lộc
Dân kêu trời vì đường xuống cấp