(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Trong quãng thời gian từ năm 2010 đến 2016, thể thao thành tích cao Thanh Hóa đã có cuộc lội ngược dòng và bứt phá ngoạn mục để vươn lên trở thành một trong những trung tâm thể thao mạnh của cả nước. Nhiều năm gần đây, thành tích thể thao đã trở thành một trong những thành tựu nổi bật trong phát triển KT-XH của tỉnh. Giới thể thao trong nước cho rằng, làm nên những thành công này là do lãnh đạo tỉnh đã rất quan tâm phát triển TDTT và sức mạnh của tình đoàn kết, tinh thần vì màu cờ sắc áo quê hương trong cán bộ, HLV, VĐV ở Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Thanh Hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phía sau những tấm huy chương

(VH&ĐS) Trong quãng thời gian từ năm 2010 đến 2016, thể thao thành tích cao Thanh Hóa đã có cuộc lội ngược dòng và bứt phá ngoạn mục để vươn lên trở thành một trong những trung tâm thể thao mạnh của cả nước. Nhiều năm gần đây, thành tích thể thao đã trở thành một trong những thành tựu nổi bật trong phát triển KT-XH của tỉnh. Giới thể thao trong nước cho rằng, làm nên những thành công này là do lãnh đạo tỉnh đã rất quan tâm phát triển TDTT và sức mạnh của tình đoàn kết, tinh thần vì màu cờ sắc áo quê hương trong cán bộ, HLV, VĐV ở Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Thanh Hóa.

Thành tích huy hoàng

Nhìn lại bảng xếp hạng thể thao thành tích cao của cả nước ở trước năm 2010 mới thấy xứ Thanh đã lội ngược dòng và bứt phá ngoạn mục. Sân chơi Đại hội TDTT toàn quốc được tổ chức 5 năm một lần là nơi đánh giá một cách thực chất nhất về thực lực phong trào TDTT của các tỉnh, thành, ngành. Ở Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ V năm 2006, Đoàn thể thao Thanh Hóa chưa được vào vị trí thứ 10 trên bảng xếp hạng. Đến năm 2010, trong Đại hội TDTT lần VI, Thanh Hóa đã vươn lên đứng ở vị trí thứ 6 cả nước. Và đến năm 2014, Thanh Hóa đã trở lại vị trí thứ 4 sau 29 năm lịch sử Đại hội TDTT.

Để có được một tấm huy chương trên đấu trường Đại hội TDTT toàn quốc là điều không hề đơn giản, nhất là khi càng tiến vào tốp đầu của bảng xếp hạng thì sự cạnh tranh giữa các tỉnh, thành, ngành càng lớn. Thế nhưng các chàng trai cô gái xứ Thanh đã làm được kỳ tích này. Hiện tại, thể thao thành tích cao Thanh Hóa chỉ đứng sau các nhà giàu là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quân Đội, nhưng được ngồi ở "chiếu trên" so với 3 thành phố lớn còn lại và đứng đầu hàng tỉnh.

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Phạm Đăng Quyền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho đồng chí Lê Văn Nam - Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL kiêm Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Thanh Hóa. (Ảnh: Ngọc Huấn)

Không ngủ quên trên chiến thắng, từ sau Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ XVII, xứ Thanh tiếp tục rèn binh luyện tướng để chuẩn bị cho các giải đấu lớn hơn và phục vụ các giải vô địch. Nhờ đó, thành tích của họ tiếp tục tăng nhanh qua các năm. Năm 2014 giành được 397 huy chương (141 HCV), năm 2015 số huy chương được nâng lên gần gấp đôi với 617 huy chương (234 HCV). Năm 2016, số huy chương của họ tiếp tục tăng lên con số 721 (tính đến 31/12/2016), trong đó có 226 HCV. Trước đó, năm 2013, Đoàn thể thao Thanh Hóa chỉ có 445 huy chương, trong đó có 123 HCV.

Có thể khẳng định từ năm 2010 đến nay, không chỉ lội ngược dòng, bứt phá ngoạn mục về thành tích, mà thể thao thành tích cao Thanh Hóa đã có sự chuyển hướng mạnh mẽ từ trong nước ra các đấu trường khu vực và quốc tế. Minh chứng rõ rệt nhất là các VĐV như: Nguyễn Duy Tuyến (Pencat Silat), Trần Tuấn Anh (Vovinam), Bùi Thị Quỳnh (Muay),...đã mang về xứ Thanh những tấm HCV vô địch quốc tế. Ở đó còn có Quách Thị Lan mang về tấm HCB lịch sử cho thể thao Việt Nam từ ASIAD 17 năm 2014 tại Hàn Quốc.

Thể thao đã trở thành niềm tự hào của người Thanh Hóa. Chính thể thao đã quảng bá mạnh mẽ, hiệu quả, sinh động về hình ảnh quê hương con người xứ Thanh đến các bạn bè trong nước và quốc tế.

Đoàn thể thao Thanh Hóa đã có sự bứt phá mạnh mẽ để vươn lên trở thành một trong những trung tâm thể thao mạnh của cả nước.

Sẽ thêm những niềm tự hào

Trả lời cho câu hỏi điều gì đã đưa đến sự bứt phá ngoạn mục về thành tích của thể thao Thanh Hóa trong thời gian qua, giới làm thể thao trong nước cho rằng, xứ Thanh đã đầu tư rất lớn để phát triển thể thao thành tích cao. Điều này chưa hẳn đúng, bởi cho đến nay, hệ thống cơ sở vật chất vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tập luyện, thi đấu. Thêm vào đó, các cán bộ của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh vẫn phải ở ghép trong nhà thi đấu để vừa làm nhiệm vụ quản lý, vừa thực hiện huấn luyện.

Không thể phủ nhận việc Thanh Hóa đã chú trọng phát triển thể thao thành tích cao. Điều đáng nói là tỉnh đã có hướng đi, cách làm đúng đắn, quyết liệt, sáng tạo và chuyên nghiệp trong phát triển thể thao thành tích cao. Đó là việc vận động để cho các VĐV được đào tạo ở đội tuyển quốc gia và đầu tư cho VĐV tập huấn nước ngoài. Trước đó các HLV đã chú trọng khâu tuyển chọn đầu vào bằng cách đi về tận các các địa phương để tìm và tuyển chọn nhân tài.

Thêm một thuận lợi lớn là UBND tỉnh đã ban hành chính sách đãi ngộ, tạo điều kiện phát triển tài năng. Đã có nhiều VĐV đạt thành tích xuất sắc được hỗ trợ đất, hỗ trợ mua nhà ở. Một minh chứng khác là lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã đón tiếp và biểu dương VĐV Quách Thị Lan và HLV hướng dẫn khi chị mang tấm HCB lịch sử cho đoàn thể thao Việt Nam từ ASIAD 17.

Cộng vào đó, chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng đã làm nên yếu tố cốt lõi, làm nên sự bứt phá ngoạn mục của thể thao thành tích cao Thanh Hóa. Theo Phó Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Thanh Hóa - Lê Đức Nông: Tư tưởng không thông thì bình tông vác cũng không nổi. Trong thời gian qua, công tác giáo dục chính trị tư tưởng đã được Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh chăm lo, chú trọng dưới nhiều hình thức phong phú đạt hiệu quả cao. Trung tâm đã đẩy mạnh việc thực hiện và làm theo tấm gương đạo đức của Bác bằng những việc làm thiết thực ở cả trong công tác quản lý, huấn luyện và tập luyện. Đồng thời thực hiện nghiêm việc phê bình, khen thưởng đối với cán bộ, HLV, VĐV. Những điều này đã góp phần tạo nên sức mạnh cho Đoàn Thể thao Thanh Hóa.

Theo đó, việc thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị (khóa XI) ở những năm trước và nay là Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được triển khai bài bản. Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh đã thực hiện nghiêm và duy trì tổ chức cho cán bộ, HLV, VĐV các buổi học tập nghị quyết, chỉ thị từ hội nghị quán triệt của tỉnh phát trực tiếp trên sóng truyền hình. Đồng thời lồng ghép với giáo dục tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, mục tiêu phấn đấu thi đua của đơn vị, để mỗi cá nhân nỗ lực, phát huy vai trò của mình.

Từ việc học tập theo Bác, mỗi cán bộ, HLV, VĐV ở Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Thanh Hóa đã đăng ký việc làm theo phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn của mình. Và đa số đã đăng ký cố gắng huấn luyện, tập luyện, thi đấu đạt thành tích tốt nhất. Với hàng trăm con người tham gia, cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở đây đã trở thành phong trào sôi động thực sự. Từ đó tạo ra sức mạnh niềm tin, cổ vũ các HLV, VĐV tỏa sáng trên các đấu trường.

Với những thành tích đạt được, Trung tâm tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Thanh Hóa đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Cá nhân Phó Giám đốc Lê Đức Nông được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Mới đây, Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL, kiêm Giám đốc trung tâm Lê Văn Nam được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì, và nhiều cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh.

Cứ như thế, các VĐV đã liên tục “làm mưa, làm gió” trên các đấu trường trong nước và thế giới để góp phần làm nên vị thế, thương hiệu cho thể thao xứ Thanh. Bởi vậy mà không ngoa ngôn khi cho rằng đây đang là quãng thời gian vàng của thể thao thành tích cao Thanh Hóa.

Đồng Thành



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]