Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi, liệu có khó?
Hiện tại trên toàn quốc có 15 địa phương được đề xuất thí điểm phổ cập giáo dục mầm non (GDMN) cho trẻ từ 3 - 5 tuổi. Thanh Hóa dù không nằm trong 15 địa phương này nhưng theo tinh thần Nghị quyết số 42 thì vẫn phải phấn đấu và đạt mục tiêu đến năm 2030.
Một buổi hoạt động trải nghiệm của trẻ mẫu giáo 4 tuổi Trường Mầm non Thái Hòa (Triệu Sơn). (Ảnh nhà trường cung cấp)
Tại Nghị quyết số 42 ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, trong đó có nội dung đến năm 2030 “Hoàn thành phổ cập GDMN cho trẻ mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi”. Ngày 4/4/2024, tại phiên họp Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) về “Đổi mới, phát triển GDMN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, thống nhất đề xuất ban hành nghị quyết của Quốc hội về phổ cập GDMN cho trẻ từ 3 - 5 tuổi. Sự cần thiết ban hành nghị quyết nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em mẫu giáo theo Chương trình GDMN khi thực hiện phổ cập.
Đề xuất ban hành nghị quyết của Quốc hội về phổ cập GDMN cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi được các địa phương trên địa bàn tỉnh quan tâm. Xuất phát từ tình hình thực tế, các nhà trường cũng cho rằng, đây là vấn đề hết sức cần thiết, ý nghĩa. Tuy nhiên, để tiến tới thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ 3 - 5 tuổi cũng đặt ra nhiều sự khó đối với các nhà trường.
Trường Mầm non Thái Hòa (Triệu Sơn), nhiều năm qua, công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi đạt 100%, trẻ 4 tuổi đạt 95% và trẻ 3 tuổi 85%. Cô giáo Lê Thị Thúy, Hiệu trưởng Trường Mầm non Thái Hòa, cho biết: “Phổ cập cho trẻ mẫu giáo 3 tuổi gặp khó khăn hơn vì nhận thức của một bộ phận người dân. Họ cho rằng, có ông bà ở nhà trông nên không cần thiết phải đưa con ra lớp. Mặc dù chúng tôi đã làm rất tốt công tác tuyên truyền nhưng kết quả chưa thực sự khả quan. Hơn nữa, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ còn hạn chế, như hiện tại, nhà trường đang thiếu 1 phòng học, 1 hiệu phó. Nếu phổ cập GDMN cho trẻ 3 - 5 tuổi, theo tôi cần có sự quan tâm hơn nữa của địa phương, sự kết hợp của nội và ngoại lực...”.
Tại Trường Mầm non Trúc Lâm (thị xã Nghi Sơn), mặc dù đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 nhưng khi đề cập đến phổ cập GDMN cho trẻ từ 3 - 5 tuổi, lãnh đạo nhà trường vẫn còn nhiều băn khoăn. Đạt chuẩn đồng nghĩa với điều kiện cơ sở vật chất được bảo đảm, thuận lợi hơn cho việc phổ cập. Tuy nhiên, về nhân lực, hiện nhà trường vẫn thiếu 2 giáo viên. Bên cạnh đó, công tác phổ cập cho trẻ 3 tuổi tỷ lệ còn thấp. Nếu phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi đạt 100% thì năm học 2023-2024, phổ cập GDMN đối với trẻ 3 tuổi chỉ đạt 60 - 66%. “Phổ cập trẻ từ 3 - 5 tuổi rất cần thiết. Nhưng trong quá trình thực hiện sẽ không tránh khỏi khó khăn”. Hiệu trưởng Lê Thị Hằng nói. “Đối với nhà trường, ngoài thiếu giáo viên thì một nguyên nhân nữa dẫn đến việc huy động ra lớp đối với trẻ 3 tuổi chưa cao là do phụ huynh công việc không ổn định nên chưa thực sự có nhu cầu đưa con ra lớp. Về phía nhà trường, ngoài thực hiện công tác phổ cập, chúng tôi luôn chú trọng đến chất lượng dạy và học. Chất lượng bền vững, góp phần quan trọng trong nâng cao tỷ lệ huy động trẻ ra lớp”.
Hoạt động âm nhạc lớp 3 tuổi A2 Trường Mầm non Trúc Lâm (TX Nghi Sơn). Ảnh: Vi An
Thực tế trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỷ lệ huy động trẻ 3 tuổi ra lớp mới được 64%. Hiện nay, giáo viên mầm non của thị xã, nếu tính cả số chỉ tiêu đang tuyển dụng và hợp đồng theo Nghị định 111 của Chính phủ thì cơ bản đủ. Nhưng nếu phổ cập mầm non 3 - 4 tuổi thì chắc chắn không chỉ thiếu giáo viên mà còn thiếu nhiều phòng học. “Tôi nghĩ đây là một chủ trương đúng đắn, bảo đảm quyền lợi của trẻ em, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu của đại đa số người dân. Tuy nhiên, để thực hiện được chủ trương này thì các cấp, ngành cần có chính sách đồng bộ để đáp ứng yêu cầu cơ sở vật chất trường, lớp học và đội ngũ giáo viên”. Bà Vũ Thị Thanh Vân, Trưởng Phòng GD&ĐT thị xã Nghi Sơn cho biết.
Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Hường, chuyên viên giáo dục mầm non, Phòng GD&ĐT huyện Triệu Sơn cũng cho rằng: Phổ cập GDMN cho trẻ từ 3 - 5 tuổi, 2 yếu tố quan trọng nhất chính là cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Thực tế ở Triệu Sơn, nếu chiếu theo Thông tư số 19/2023/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT, còn thiếu 90 giáo viên và 20 phòng học.
Hiện, trên toàn quốc có khoảng gần 300.000 trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi chưa được đến trường, còn khoảng trên 5.000 phòng học nhờ, học tạm không bảo đảm an toàn và thiếu khoảng 50.000 giáo viên mầm non. Tại Thanh Hóa, HĐND tỉnh đã quyết nghị phê duyệt bổ sung 2.654 biên chế cho sự nghiệp GDMN và phổ thông công lập năm 2024. Trong đó, khối mầm non là 1.356 biên chế. Dù vậy, cũng chưa thể lấp đầy số giáo viên còn thiếu đối với bậc học mầm non. Theo bà Trương Thị Hạnh, Trưởng Phòng GDMN, Sở GD&ĐT tỉnh, dù không nằm trong 15 địa phương thực hiện thí điểm phổ cập GDMN cho trẻ từ 3 - 5 tuổi nhưng vẫn phải phấn đấu thực hiện mục tiêu này. Bà nói: “Thanh Hóa sẽ quyết tâm thực hiện theo chỉ đạo chung là đến năm 2030 phải hoàn thành phổ cập GDMN trẻ từ 3 - 5 tuổi. Một số vấn đề về thiếu giáo viên, cơ sở vật chất phải rất cố gắng mới đáp ứng được. Hiện tỷ lệ huy động trẻ 3 tuổi ra lớp trên địa bàn tỉnh đạt 96,5%. Nếu được bổ sung các điều kiện về đội ngũ, về cơ sở vật chất, chắc chắn sẽ hoàn thành tốt phổ cập GDMN cho trẻ từ 3 - 5 tuổi”.
Hoàng Việt Anh
{name} - {time}
-
2024-11-21 10:02:00
Thận trọng với đồ ăn vặt trước cổng trường
-
2024-11-20 06:38:00
Cô giáo cuộc đời tôi...
-
2024-05-01 15:22:00
Australia mất ngôi đầu trong bảng xếp hạng du học trên thế giới
Một vài góp ý quanh việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Người trong nghề nghĩ về bỏ phụ cấp thâm niên nhà giáo
Kỳ thi STEM World GreenMech Contest có thể được tổ chức tại Việt Nam từ năm 2025
Văn hóa đọc trong bạn trẻ: Nhìn từ thư viện trường học
Hiệu quả giờ học từ bài giảng điện tử
Nghị lực vượt khó của cậu học trò nghèo
Nâng cao chất lượng dạy và học bậc THCS ở huyện Nga Sơn
Nhân viên trường học nóng lòng chờ hưởng phụ cấp ưu đãi 25%
Thực sự cần thiết giấy chứng nhận nghề nghiệp nhà giáo?