Quan Sơn tạo sinh kế nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc Mông
Nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Mông, huyện Quan Sơn đã huy động nhiều nguồn lực, gắn với triển khai hiệu quả các chương trình, dự án ở vùng đồng bào dân tộc Mông, nhờ đó đời sống đồng bào ngày càng được cải thiện.
Bí thư chi bộ, kiêm trưởng bản Ché Lầu, xã Na Mèo đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình.
Bản Ché Lầu, xã Na Mèo trước đây là bản đặc biệt khó khăn, với 100% dân số đồng bào Mông thuộc diện hộ nghèo. Thế nhưng, được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, diện mạo Ché Lầu hôm nay đã thay đổi rõ rệt. Cơ sở hạ tầng như đường giao thông, điện thắp sáng, trường học, trạm y tế... được đầu tư xây dựng khang trang; đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Bí thư Chi bộ bản Ché Lầu Thao Văn Lâu cho biết: "Bản ta bây giờ đã đổi thay nhiều, tư tưởng của bà con đã thông suốt, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, phát triển kinh tế, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Hiện nay, bản có khoảng 2.000 con gia cầm, hơn 100 con trâu, bò, đàn lợn khoảng 200 con; lúa, ngô được dự trữ đầy đủ, không lo thiếu ăn... Nhờ đó, đến nay đã có khoảng 30% số hộ đủ điều kiện thoát nghèo".
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Quan Sơn Hà Xuân Thành cho biết: Trên địa bàn huyện có hơn 200 hộ, với trên 1.000 nhân khẩu là đồng bào dân tộc Mông, sinh sống ở 3 bản Ché Lầu (xã Na Mèo), Mùa Xuân, Xía Nọi (xã Sơn Thủy). Thời gian qua, huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, trong đó nổi bật là Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, hướng tới xóa đói, giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào dân tộc Mông.
Theo đó, huyện đã tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ hỗ trợ về vốn, vật tư, kỹ thuật để đồng bào Mông đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế. Huyện cũng thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách, dự án đầu tư ở 3 bản đồng bào dân tộc Mông; lồng ghép các chương trình, dự án trên cùng một địa bàn bảo đảm sử dụng tốt nhất các nguồn vốn đầu tư; đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học của con em đồng bào dân tộc Mông; công tác khám, chữa bệnh cho Nhân dân các bản đồng bào Mông từng bước được quan tâm...
Hiện nay, tuyến đường từ bản Son lên bản Ché Lầu và từ Ché Lầu sang bản Mùa Xuân đã đưa vào sử dụng. Trong thời gian tới tuyến đường từ bản Mùa Xuân đến bản Xía Nọi theo chương trình, dự án của Trung ương, của tỉnh cũng sẽ được đầu tư... Tính đến hết năm 2023, tổng nguồn vốn đầu tư cho vùng đồng bào Mông trên địa bàn huyện Quan Sơn là gần 60 tỷ đồng, trong đó tập trung đầu tư các công trình như nhà văn hóa, khu trường mầm non, tiểu học, đường giao thông nối các bản, hệ thống nước sạch, hệ thống nước tưới tiêu, đập tràn, đầu tư xây dựng trạm phủ sóng điện thoại, hỗ trợ khai hoang đất ruộng...
Cùng với đó, huyện đã chỉ đạo cấp ủy đảng, chính quyền, các phòng, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội từ huyện xuống cơ sở xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tạo sinh kế ổn định cho đồng bào 3 bản đồng bào Mông. Điển hình như MTTQ huyện tổ chức tuyên truyền cho đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm, đổi mới tập quán sản xuất, sinh hoạt để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần; phát huy vai trò của người có uy tín, tiêu biểu trong đồng bào dân tộc Mông thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, trao đổi kinh nghiệm trong công tác vận động quần chúng, phát triển kinh tế, XDNTM; duy trì mô hình “Quần chúng Nhân dân tham gia tự quản đường biên, cột mốc và giữ gìn an ninh trật tự ở các bản khu vực biên giới”, mô hình “Khu dân cư 3 không” trong bảo vệ, phát triển rừng, phòng chống cháy rừng ở các bản dân tộc Mông.
Hội Nông dân huyện phối hợp triển khai mô hình sản xuất lúa nước 2 vụ tại bản Mùa Xuân; xây dựng mô hình mỗi hộ đồng bào Mông nuôi tối thiểu từ 3 con bò hoặc trâu trở lên; xây dựng chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường.
Hội LHPN huyện triển khai Dự án 8, chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”; xây dựng mô hình “Vườn rau xanh, nhà sạch đẹp, bếp ngăn nắp, chuồng xa nhà”, “Câu lạc bộ phụ nữ bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc” tại 3 bản đồng bào dân tộc Mông...
Huyện đoàn tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, hỗ trợ vốn vay cho đoàn viên, thanh niên người dân tộc Mông phát triển kinh tế; phối hợp với các doanh nghiệp, cá nhân tổ chức có hiệu quả từ 1 đến 2 hoạt động tại 3 bản đồng bào Mông thông qua các hoạt động tình nguyện hàng năm...
Thực tiễn cho thấy, hiệu quả từ các chương trình, dự án, chính sách dân tộc mang lại đã giúp nhiều gia đình đồng bào Mông trên địa bàn huyện Quan Sơn nói riêng, đồng bào Mông trên địa bàn tỉnh nói chung vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững, cùng chung sức xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Bài và ảnh: Xuân Minh
{name} - {time}
-
2024-11-23 15:59:00
“Nghiện” học, “nghiện” việc
-
2024-11-23 15:51:00
Người tổ trưởng tổ công nghệ số cộng đồng tiên phong, tích cực
-
2024-01-17 09:38:00
Chợ truyền thống bắt nhịp chuyển đổi số
Thành công nhờ sự đồng thuận
Overthinking – Ranh giới mong manh của căn bệnh “trầm cảm”
Chủ tịch hội phụ nữ cơ sở giỏi toàn quốc
Những mái ấm sâu nặng nghĩa tình
Kỳ vọng bản Khạn
Mang “mùa Xuân an sinh” đến với người có hoàn cảnh khó khăn tại thị xã Nghi Sơn
Cán bộ hội năng động, nhiệt huyết
Quảng Ngọc về đích nông thôn mới nâng cao
Tết xưa - tết nay