Sắc hương gọi mùa
Với nhiều người, cảm nhận thu sang là mỗi sáng mai thức dậy thấy cái oi bức của mùa hè lùi xa thật rõ, gió mơn man, bầu trời biêng biếc, con đường với lá vàng rơi, và thêm nữa một chút heo may thoảng nhẹ trước hiên nhà. Nhưng hơn cả chính là hương thị chín...
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Những năm trước đây, thói quen trồng thị trong vườn nhà hầu như rất phổ biến. Trẻ con gắn bó với những quả thị vàng óng trong câu chuyện cổ tích Tấm Cám được nghe đi, nghe lại đến thuộc lòng: “Thị ơi thị rơi bị bà /Bà để bà ngửi chứ bà không ăn”.
Tán là xanh um của cây thị già mọc ở góc vườn trở thành chiếc ô to tròn che bóng mát cho lũ trẻ nô đùa. Cứ mỗi độ mùa xuân về, mùa thị ra hoa, những bông hoa màu trắng ngà li ti rụng lả tả theo chiều gió tràn ngập một góc vườn, vương cả ra đường đi. Bọn con gái quê tôi thường tới đây nhặt hoa để kết thành vòng cổ, vòng tay, vòng nguyệt quế thi nhau đội lên đầu với mong muốn trở thành công chúa nhỏ. Lũ con trai thì tụ tập dưới gốc cây chơi chọi gà, đánh đáo, đánh trận giả khi đêm về...
Khi một vài quả thị bắt đầu ngả sang màu vàng mơ lấp ló trong vòm lá xanh cũng là lúc mùa thu đã về. Những quả thị tròn căng, vàng ươm lúc lỉu trong vòm lá xanh tươi như vầng trăng mùa thu tròn vành vạnh. Hương thị thơm nhất vào sáng sớm tinh mơ và ban đêm. Làn gió thu thoang thoảng, dịu nhẹ mang theo hương thị len vào từng căn nhà qua những khe cửa nhỏ. Người dân quê tôi thường truyền tai nhau, muốn cho quả thị thơm lâu thì không được bóc tai và không nên nắn bóp nhiều làm nẩu quả thị. Những quả vẹo đít tuy hình dáng không đẹp nhưng lại ít hạt và ngọt sâu, thơm lừng khi thưởng thức.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Những năm tháng chiến tranh, khi giặc Mỹ leo thang đánh phá Miền Bắc, khu vực bến phà Ghép quê rôi đã trở thành “túi bom”, “tọa độ lửa”. Nhưng những cây thị cao lớn quanh đó vẫn ngạo nghễ, vươn mình sum suê, xanh tốt nhằm che dấu những đoàn xe được ngụy trang để an toàn khi ẩn nấp. Cây thị và những loài cây xanh khác như muốn cổ vũ, đồng hành cùng người dân quê tôi quét sạch bóng quân thù.
Tháng 7 âm lịch cũng là mùa thị bắt đầu chín rộ, màu vàng ươm và hương thơm dịu ngọt. Quả thị cùng với hương thơm thanh khiết như một biểu tượng dễ nhận thấy và chỉ mùa thu mới có.
Quả thị tròn căng, chín mọng đã làm cho mâm cỗ cúng trong mỗi gia đình trong dịp lễ vu lan mang nhiều ý nghĩa, vừa trang trọng vừa ấm cúng. Dường như mang theo cả một ý nghĩa vô cùng thiêng liêng cao cả, giúp cho con cái dành một ngày trọn vẹn để nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ mình, khơi dậy một tinh thần báo hiếu, nét đẹp văn hóa truyền thống rất đáng trân trọng của phận làm con.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Làng quê nay đã có nhiều đổi khác. Nhưng dù có thể nào, thì những gốc thị già trong góc vườn xưa vẫn là nơi đầy ắp kỷ niệm một thời. Những kỷ niệm trong veo luôn in sâu vào trí nhớ tuổi thơ tôi.
Mùa thu năm nay, khi sáng sớm tinh mơ đi trên những con đường quê cũ, tôi vẫn thoảng nghe trong gió heo may mang theo hương vị thơm lừng của mùi thị chín. Lòng tôi chợt dâng lên một niềm vui khó tả và nhớ về mùa thu năm ấy, xao xuyến thật nhiều.
Những quả thị thơm gọi mùa thu sang.
Lê Xuân Bính
{name} - {time}
-
2024-11-20 20:00:00
[Podcast] - Tản văn: Cô giáo của tuổi thơ
-
2024-11-16 19:00:00
[Podcast] Truyện ngắn: Lớp học của tình yêu thương
-
2024-08-25 09:27:00
Triển lãm Mỹ thuật khu vực Bắc miền Trung năm 2024 có gì hấp dẫn?
Bỗng nhận ra kiếp sóng giữa vô cùng...
Đắm mình trong tri thức về cội nguồn văn hóa truyền thống Việt Nam
Nơi hội tụ những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đặc sắc
Đọc thơ Phạm Thanh Phương
Dòng sông thời gian
Thanh Hóa có 9 tác giả tham gia Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Bắc Trung Bộ năm 2024
[Podcast] Truyện ngắn: Chiếc xe thồ của cha tôi
Kỳ nghỉ hè trọn vẹn của Tý!
Mỗi tháng bảy về