(vhds.baothanhhoa.vn) - Về Bình Sơn (Triệu Sơn), nơi có 4 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, chúng tôi men theo những con đường ngoằn ngoèo miền núi đầy khó khăn cùng với ông Lê Đình Tú, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông lâm nghiệp xã Bình Sơn để thăm vùng nguyên liệu chè. Ông Tú chia sẻ: Bình Sơn là xã miền núi xa xôi của huyện, giáp với các huyện Như Thanh, Thường Xuân và Thọ Xuân, giao thông đi lại còn khó khăn, mật độ dân cư thưa thớt, người dân canh tác theo tập tục và thói quen, trước đây tới 80% hội viên tham gia HTX là hộ nghèo. Trước tình hình đó, Ban quản trị HTX đã trăn trở tìm hướng đi mới, giúp hội viên vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Các sản phẩm OCOP ở Bình Sơn giúp người dân thoát nghèo và làm giàu chính đáng

Về Bình Sơn (Triệu Sơn), nơi có 4 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, chúng tôi men theo những con đường ngoằn ngoèo miền núi đầy khó khăn cùng với ông Lê Đình Tú, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông lâm nghiệp xã Bình Sơn để thăm vùng nguyên liệu chè. Ông Tú chia sẻ: Bình Sơn là xã miền núi xa xôi của huyện, giáp với các huyện Như Thanh, Thường Xuân và Thọ Xuân, giao thông đi lại còn khó khăn, mật độ dân cư thưa thớt, người dân canh tác theo tập tục và thói quen, trước đây tới 80% hội viên tham gia HTX là hộ nghèo. Trước tình hình đó, Ban quản trị HTX đã trăn trở tìm hướng đi mới, giúp hội viên vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Các sản phẩm OCOP ở Bình Sơn giúp người dân thoát nghèo và làm giàu chính đáng

Các hộ nông dân hái chè búp trên vùng đồi Bình Sơn. Ảnh: Đình Tú

Từ lợi thế của xã Bình Sơn có gần 2.000ha đất đồi, khí hậu mát mẻ, là điều kiện thuận lợi phát triển vùng chè và nghề nuôi ong lấy mật. Do đó, ngay khi thành lập xã năm 1994, huyện đã mời chuyên gia chè ở Thái Nguyên về nghiên cứu, tìm hiểu khí hậu và thổ nhưỡng của vùng nhằm phát triển 2 nghề này. Nhưng phát triển như thế nào để có được sự bền vững lại là vấn đề nan giải. Dù đã mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, thực hiện các giải pháp tập trung phát triển cây chè và nuôi ong lấy mật, nhưng do đầu ra sản phẩm bấp bênh, nhiều hộ dân không mặn mà với nghề. Chỉ đến tháng 10-2019, khi tham gia chương trình “Mỗi xã 1 sản phẩm” (OCOP), với lợi ích nhiều mặt, người dân đã tích cực tham gia sản xuất. Ông Lê Đình Tú cho rằng: Đây là một luồng gió mới tiếp sức cho các hội viên. Ban quản trị HTX đã hướng dẫn các thành viên đăng ký tham gia xây dựng sản phẩm OCOP từ thế mạnh địa phương. Đến nay đã có 4 sản phẩm được công nhận OCOP cấp tỉnh: Chè sạch Bình Sơn và Mật ong 4 mùa nguyên chất được xếp hạng 3 sao năm 2019; Trà xanh túi lọc Bình Sơn và Cà gai leo túi lọc Bình Sơn đạt 3 sao năm 2020.

Ông Lê Đình Tú chia sẻ thêm: Lần đầu tham gia thẩm định thì sản phẩm không đạt tiêu chí OCOP theo quy định. Sau đó HTX đã đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại hơn, nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện nhãn mác, mẫu mã, bao bì. Qua kiểm nghiệm, sản phẩm được công nhận đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. Sau khi được công nhận OCOP, các sản phẩm đều được dán tem nhãn truy xuất nguồn gốc, đăng ký mã vạch, càng tạo thêm niềm tin cho người tiêu dùng. Sản phẩm được tiêu thụ tốt hơn, doanh số tăng từ 10-15%, giải quyết việc làm với thu nhập ổn định cho người dân.

Cùng với đó, HTX dịch vụ nông lâm nghiệp xã Bình Sơn đã đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đa dạng kênh đại lý nên nhiều khách hàng đã biết đến sản phẩm OCOP Bình Sơn. Từ đó, giá trị kinh tế, thu nhập của các hội viên được nâng cao, đến nay HTX chỉ còn 2 hộ nghèo.

Đức Vũ


Đức Vũ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]