(vhds.baothanhhoa.vn) - Vẫn là những món ăn, thức quà quê dân dã có ở hầu khắp mọi nơi, từ làng quê đến phố thị. Nhưng ở làng Yên Hoành, xã Định Tân, đậu phụ và bánh đa còn là sản phẩm truyền thống “cha truyền con nối”. Với sự thơm ngon đặc biệt, đậu phụ vàng và bánh đa do người dân Yên Hoành làm ra nức tiếng khắp vùng.

Về Yên Hoành thưởng thức đậu phụ vàng và bánh đa

Vẫn là những món ăn, thức quà quê dân dã có ở hầu khắp mọi nơi, từ làng quê đến phố thị. Nhưng ở làng Yên Hoành, xã Định Tân, đậu phụ và bánh đa còn là sản phẩm truyền thống “cha truyền con nối”. Với sự thơm ngon đặc biệt, đậu phụ vàng và bánh đa do người dân Yên Hoành làm ra nức tiếng khắp vùng.

Về Yên Hoành thưởng thức đậu phụ vàng và bánh đa

Ít có làng quê nào mà ẩm thực quà quê lại đa dạng và phong phú như ở Yên Hoành. Vẫn từ hạt gạo, hạt đậu, từ xa xưa người Yên Hoành đã biết chế biến thành các món ăn mang “thương hiệu” Yên Hoành như: bánh cuốn, bún, chè lam, kẹo lạc... và nổi tiếng nhất có lẽ phải kể đến đậu phụ và bánh đa. Sản phẩm đậu phụ và bánh đa do người Yên Hoành làm ra có mặt ở hầu khắp các chợ quê ở Yên Định và Vĩnh Lộc, vừa bán lẻ tại gia đình, vừa bán cất đi các nơi.

Về Yên Hoành thưởng thức đậu phụ vàng và bánh đa

Bánh đa ngon là bánh đa phơi vào ngày nắng. Bánh đa Yên Hoành thường có nhiều vừng, khi nướng trên than hồng có mùi thơm hấp dẫn, bánh dầy nhưng ăn giòn rụm.

Về Yên Hoành thưởng thức đậu phụ vàng và bánh đa

Cũng như bánh đa, nghề làm đậu phụ ở Yên Hoành đã có từ rất lâu. Cùng với đậu phụ trắng, ở Yên Hoành còn có đậu phụ vàng, là màu tự nhiên của nghệ tươi với vị khác biệt. Thanh đậu chắc nhưng ăn vào thì mềm, béo, thơm. Có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món khác. Nếu một lần thưởng thức đậu phụ Yên Hoành, bạn sẽ cảm nhận sự khác biệt của món ăn dân dã.

Về Yên Hoành thưởng thức đậu phụ vàng và bánh đa

Đậu phụ ngon phải bắt đầu từ khâu chọn nguyên liệu. Đậu nành được chọn lựa kĩ, hạt phải vàng, tròn, đem nhặt sạch trước khi ngâm.

Về Yên Hoành thưởng thức đậu phụ vàng và bánh đa

Ngâm nước khoảng 6 tiếng, đậu được đưa vào máy xay. Nếu trước đây, nghề làm đậu phụ vất vả bởi các công đoạn đều phải làm thủ công, thì giờ đây nghề truyền thống đã nhàn hơn rất nhiều khi có máy móc. Hệ thống máy từ xay, vắt nấu nước đậu có giá từ khoảng 150 - 200 triệu đồng.

Về Yên Hoành thưởng thức đậu phụ vàng và bánh đa

Sau khi nước đậu sôi sẽ được pha “nước chua”. Theo người dân làm đậu phụ ở Yên Hoành, công đoạn pha nước chua quyết định sự thành công của mẻ đậu phụ. Dễ hiểu vì sao, cùng với nguyên liệu, công đoạn làm đậu giống nhau, nhưng đậu phụ làm ra của mỗi gia đình lại vẫn có vị riêng.

Về Yên Hoành thưởng thức đậu phụ vàng và bánh đa

Tuy nhiên, công đoạn cuối cùng để làm ra thành phẩm đậu phụ thì lại được người làm nghề ở Yên Hoành làm hoàn toàn thủ công, đó là gói đậu.

Về Yên Hoành thưởng thức đậu phụ vàng và bánh đa

Chị Lê Thị Hương - chủ cơ sở đậu phụ Hương Hùng cho biết, gia đình chị đã 3 đời làm nghề. Hiện nay, mỗi ngày gia đình sử dụng 80 - 100kg đậu nành nguyên liệu, làm ra khoảng 1.500 bìa đậu thành phẩm. Tất cả đậu đều được gói thủ công trước khi đem “ép”.

Về Yên Hoành thưởng thức đậu phụ vàng và bánh đa

Việc gói đậu dù không vất vả nhưng đòi hỏi sự nhanh nhẹn, khéo léo. Vì thế, công việc này thường do các bà, mẹ, chị, em phụ nữ đảm nhiệm.

Về Yên Hoành thưởng thức đậu phụ vàng và bánh đa

Theo người dân địa phương, nghề làm đậu phụ truyền thống đã có ở Yên Hoành hàng trăm năm qua. Đến nay, tại đây có khoảng hơn 50 hộ làm nghề với quy mô khác nhau. Cũng như bánh đa, nghề truyền thống làm đậu phụ hiện đang đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân làm nghề, từ đó góp phần xây dựng, phát triển kinh tế địa phương.

Khánh Lộc


Khánh Lộc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]