Sau năm 2024, gần 1 thập kỷ nữa chúng ta mới có ngày 30 Tết
Những ngày gần đây, mạng xã hội rần rần chia sẻ thông tin thú vị rằng sau ngày 30 tháng Chạp năm Quý Mão, chúng ta phải đợi 9 năm nữa, tức năm 2033, mới có thể “gặp lại” ngày 30 Tết. Các năm ở giữa giai đoạn này, chúng ta đón khoảnh khắc giao thừa vào đêm 29 tháng Chạp.
Một số năm được thể hiện trên lịch sẽ không có ngày 30 Tết.
Thông tin này khiến nhiều người ngạc nhiên, cảm thấy rất thú vị, nhưng cũng không ít người nghi ngờ, vội dò thử lịch và thích thú nhận thấy đó là sự thật.
Giao thừa sẽ rơi vào ngày 30 Tết nếu là năm đủ, còn với những năm thiếu thì khoảnh khắc này đến khi ngày 29 Tết kết thúc. Năm Quý Mão 2023 kết thúc với ngày 30 tháng Chạp, điều đó có nghĩa là dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, chúng ta vẫn có ngày 30 Tết.
Thế nhưng, có một sự thật mà ít người biết rằng sau đó, chúng ta sẽ phải đợi thêm 9 năm nữa mới được tận hưởng cảm giác của ngày 30 Tết thật sự. Từ sau năm 2024 trở đi, chúng ta sẽ chỉ được đón Giao thừa vào ngày 29 Tết vì liên tục trong 8 năm (từ 2025 - 2032), tháng Chạp chỉ có 29 ngày.
Vì sao gần một thập kỷ nữa mới có ngày 30 Tết? Điều này liên quan tới thuật toán tính lịch âm. Khác với Dương lịch dựa vào chu kỳ chuyển động của Trái đất xung quanh Mặt trời (làm tròn là 365 ngày, mỗi tháng có 30 hoặc 31 ngày), trong Âm lịch, số ngày trong tháng được tính dựa trên chu kỳ Mặt trăng trong mối tương quan với Trái đất và Mặt trời.
Các pha Mặt trăng. Ảnh: Internet
Thời điểm 3 thiên thể này nằm thẳng hàng theo thứ tự Trái đất - Mặt trăng - Mặt trời, người quan trắc đứng trên Trái đất không còn nhìn thấy Mặt trăng, đó là ngày mùng 1 (ngày sóc).
Thời điểm 3 thiên thể này nằm thẳng hàng theo thứ tự Mặt trăng - Trái đất - Mặt trời, đó là thời điểm trăng tròn. Ngày rằm (15 Âm lịch) chưa chắc đã trúng vào lúc trăng tròn, nhưng ngày mùng 1 thì luôn luôn là ngày Sóc.
Thời gian Mặt trăng từ tròn đến khuyết có chu kỳ bình quân 29,53 ngày. Trong khi đó, số ngày của mỗi tháng bắt buộc phải là số chẵn, bởi thế nên mới dẫn đến trong Âm lịch có tháng thừa, tháng thiếu.
Hiện tượng 8 năm liên tục tháng Chạp thiếu - chỉ có 29 ngày - như giai đoạn 2025 - 2032 như đã nói ở trên chỉ là một sự trùng hợp. Hiện tượng này ít được biết đến và rất thú vị, tuy nhiên không hẳn là quá hiếm. Chẳng hạn, như từ năm Bính Thân (2016) đến năm Canh Tý (2020), liên tiếp 5 năm có tháng Chạp đủ.
Năm nay, chúng ta vẫn sẽ được đón một ngày 30 Tết trọn vẹn với thời khắc Giao thừa. Thế nhưng, từ sau 2024 trở đi, chúng ta sẽ chỉ được đón Giao thừa vào ngày 29 Tết, cho tới tận năm 2033. Theo chuyên gia, việc liên tục các năm âm lịch không có ngày 30 tết chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, không hề mang tính quy luật của lịch pháp.
Lan Phương
{name} - {time}
-
2024-11-23 09:09:00
Lần đầu trưng bày bức chân dung quý hiếm của danh họa Caravaggio
-
2024-11-23 08:52:00
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vì tương lai bền vững
-
2024-01-23 08:48:00
Đồ “minh khí” là gì?
♦ Sự kiện văn hóa – thể thao – giải trí ngày 22/1/2024
Xốn xang... tết về
Khẩn trương hoàn tất các điều kiện tổ chức lễ hội Phủ Na năm 2024
♦ Sự kiện văn hóa – thể thao – giải trí ngày 21/1/2024
Tinh thần Chutzpah - Tinh thần vươn mình sau thất bại!
Hậu Lộc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch
“Râu“hay”dâu”, “cắm càm” hay “chăn tằm”?
“Để cuộc đời này càng thêm phong phú”
♦ Sự kiện văn hóa – thể thao – giải trí ngày 19/1/2024