Sôi động lễ hội Mở cổng trời
(VH&ĐS) Ngày 5/2 (mùng 9 tháng Giêng), Khu di tích Đền Nưa - Am Tiên xã Tân Ninh (Triệu Sơn) đón hàng vạn lượt khách về tham dự khai mạc lễ hội đầu năm mà dân gian vẫn thường gọi là lễ hội mở cổng trời.
Di tích Đền Nưa - Am Tiên nằm trên dãy núi Ngàn Nưa (làng Cổ Định, xã Tân Ninh) vốn lau trắng bạt ngàn. Không ai còn nhớ rõ lễ hội bắt đầu có từ thời gian nào. Chỉ biết, trải qua hàng nghìn năm, người dân vẫn duy trì lễ hội và tưởng nhớ người xưa.Dãy núi Ngàn Nưa được xem là đại bản doanh của nghĩa quân Bà Triệu đánh đuổi giặc Ngô xâm lược. Bởi vậy, khi “vua bà” mất, tưởng nhớ công lao của vị nữ tướng, người dân đã lập đền thờ Bà trên đỉnh núi. Bên cạnh đền thờ Bà là ngôi chùa cổ Am Tiên đã được người dân tu tạo làm nơi sinh hoạt tâm linh.
Ngay từ sáng sớm, theo cung đường dốc thoải giăng kín sương mờ, rất đông du khách đã đổ về di tích tham dự lễ hội Đền Nưa- Am Tiên năm 2017.
Tham dự lễ hội, du khách còn được thưởng thức những tiết mục nghệ thuật đặc sắc.
Cùng với đó, dãy núi Ngàn Nưa cũng mang trong mình nhiều câu chuyện truyền thuyết tâm linh thực, hư gắn liền với lịch sử. Có lẽ bởi vậy mà đến di tích, dù lần đầu hay những lần sau thì du khách vẫn có cảm giác ngỡ ngàng nhiều xúc cảm.
Đỉnh núi Ngàn Nưa cao hơn 500m so với mực nước biển, nơi đây vẫn được dân gian truyền tai nhau rằng là một trong bốn huyệt thiêng của đất nước. Trên đỉnh núi, có khoảng đất rộng, bằng phẳng, người dân tin rằng, đứng ở vị trí đó, có thể cảm nhận được sự giao hòa của đất và trời. Đưa tay lên cao, cảm giác như bạn đang chạm vào mây trời, gió núi, thật khó để diễn tả. Hướng tầm mắt xung quanh, cả không gian mênh mông bốn phương, tám hướng, tất cả như thu vào tầm mắt kẻ bộ hành. Mọi mệt mỏi bống chốc tan biến, nhường chỗ cho sự khoan khoái, dễ chịu. Có lẽ bởi sự đặc biệt mà tạo hóa ban tặng đó mà ngoài tên gọi lễ hội Đền Nưa - Am Tiên thì người dân vẫn thích tên gọi lễ hội Mở cổng trời hơn.
Nói về sức hút của lễ hội Đền Nưa - Am Tiên, ông Nguyễn Tài Tuệ - Phó Trưởng phòng VHTT huyện Triệu Sơn cho biết: lễ hội bắt đầu từ ngày mùng 9 đến 20 tháng Giêng âm lịch. Tuy nhiên, thực tế thì ngay từ sáng mùng 1 tết, di tích đã đón hàng nghìn lượt khách. Những ngày cao điểm của lễ hội, lượng khách đổ về đây hàng vạn người. Năm nay, lễ hội dự tính sẽ đón trên 10 vạn lượt khách.
Thu Trang - Doãn Tài
{name} - {time}
-
11 giờ trước
Chùa Quán Sứ mở cửa xuyên đêm để người dân, Phật tử vào chiêm bái xá lợi Phật
-
3:32 sáng nay
Di tích Nhà máy in tiền ở Hòa Bình: Dấu ấn lịch sử đầu tiên của ngành tài chính
-
01:34 06/02/2017
Người dân Lương Ngọc tưng bừng lễ hội Khai hạ
Làng cổ Đông Môn trên vùng đất kinh đô cũ
Đặc sắc lễ tế thành hoàng làng ở Thiệu Khánh
Tết cổ truyền của người Thổ ở Thanh Hóa
Mỗi di tích, mỗi địa chỉ in dấu chân Người
Thanh Hóa quê hương đạo Tam Phủ
Con gà trong dòng chảy văn hóa dân gian
Chọi gà - thú chơi văn hóa ngày xuân
Ngàn Nưa mây trắng
Đặc sắc lễ hội biển ở Quảng Nham