(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Sau hơn 5 thập kỷ xây dựng và phát triển, Bệnh viện phục hồi chức năng Thanh Hóa (BVPHCN) đã phục hồi chức năng, giúp bệnh nhân nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bệnh viện phục hồi chức năng Thanh Hóa: Đổi mới cách phục vụ làm hài lòng bệnh nhân

(VH&ĐS) Sau hơn 5 thập kỷ xây dựng và phát triển, Bệnh viện phục hồi chức năng Thanh Hóa (BVPHCN) đã phục hồi chức năng, giúp bệnh nhân nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng.

Các Kỹ thuật viên của BVPHCN Thanh Hóa tích cực điều trị cho bệnh nhân.

Đến khoa Vật lý trị liệu – BVPHCN Thanh Hóa những ngày này càng thấy đông và nhộn nhịp hơn. Bệnh nhân đa phần mắc các bệnh nặng, như: Liệt nửa người, gẫy xương đùi, chân, tay, thoái hóa đốt sống cổ.

Bà Ngô Thị Hà, vợ bệnh nhân Vũ Huy Thông, 58 tuổi, ở xã Thiệu Ngọc, huyện Thiệu Hóa chia sẻ: Chồng tôi bị bệnh phình động mạch não từ tháng 8/2016 và đã phẫu thuật tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Sau khi phẫu thuật xong bị liệt nửa người, sụp mi mắt và nói không rõ nên chuyển đến khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Bạch Mai. Tháng 2/2017 về BVPHCN Thanh Hóa điều trị.

Tại đây ông Vũ Huy Thông được điều trị ở khoa Vật lý với các kỹ thuật: Xoa bóp, vận động, điện xung từ trường, châm cứu... nên đến nay chân tay có lực hơn và đang phục hồi dần các chức năng vận động.

Còn bệnh nhân Lê Thị Hồng, 24 tuổi, quê ở xã Vĩnh Tân, Vĩnh Lộc mới tốt nghiệp Học viện Tài chính, đi làm ở Hà Nội một thời gian ngắn thì bị tai nạn gãy Mâm Chầy. Chị đã phẫu thuật nhiều lần tại Bệnh viện 198 và Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội). Bệnh nhân cho biết, lúc về đây còn đi nạng, chân mất duỗi, mất co, không đi lại được. Nhưng sau hơn 5 tháng điều trị, tình trạng bệnh đã có tiến triển khá như: Bỏ được nạng, chân co vào tốt hơn, đi lại đỡ khó khăn.

Siêu âm điều trị cho bệnh nhân ở BVPHCN Thanh Hóa.

Được biết, BVPHCN Thanh Hóa hiện có 12 khoa, phòng với tổng số 91 viên chức, người lao động, chủ yếu có trình độ đại học, sau đại học, cử nhân, cao đẳng, y sĩ, điều dưỡng và các chuyên ngành khác. Mặc dù trải qua nhiều giai đoạn khác nhau nhưng bệnh viện luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Hiện, bệnh viện có quy mô 120 giường bệnh là bệnh viện tuyến tỉnh hạng 2. Đóng trên địa bàn TP Sầm Sơn, xa trung tâm TP Thanh Hóa nên việc thu dung bệnh nhân điều trị nội trú còn nhiều khó khăn, bệnh nhân tăng cao về mùa hè nhưng mùa đông lại ít.

Theo đó cơ sở vật chất đầu tư lâu năm cũng bị xuống cấp ảnh hưởng đến chất lượng khám và điều trị bệnh. Bên cạnh đó đội ngũ y, bác sĩ, kĩ thuật viên chuyên ngành còn thiếu. Nguồn bệnh nhân của bệnh viện chủ yếu là khám bảo hiểm y tế, song cơ chế chuyển tuyến khó, nhiều bệnh nhân phải vượt tuyến để điều trị.

Để đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh cho bệnh nhân phục hồi chức năng ngày càng cao, những năm gần đây, bệnh viện không ngừng đổi mới phương thức phục vụ, thực hiện tốt 12 điều y đức trong ngành. Ban giám đốc bệnh viện đã tập trung lãnh đạo đẩy mạnh công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, thu hút đội ngũ y, bác sĩ giỏi về làm việc. Đồng thời tích cực cải cách hành chính một cửa liên thông, ứng dụng phần mềm tin học và chú trọng công tác điều trị cho bệnh nhân. Riêng khoa vật lý trị liệu, bệnh nhân phục hồi chức năng được tập luyện: Dụng cụ quay tay, dụng cụ xoay cổ tay, ghế tập cơ đùi, vận động xe đạp có lực cản, thanh song song tập đi. Quá trình điều trị còn phối hợp với điện phân, điện cao tần, điện xung, siêu âm điều trị, điện châm, paraphine ...

Kĩ thuật viên phục hồi chức năng Nguyễn Thị Huệ cho biết: Đối với những bệnh nhân nặng liệt tủy sống, thời gian điều trị dài nên chúng tôi luôn xác định tư tưởng cho bệnh nhân yên tâm điều trị và đưa ra các chương trình, bài tập cụ thể tùy theo giúp người bệnh tiến triển nhanh. Khi bệnh nhân có giới hạn về tầm vận động khớp thì sử dụng các phương pháp gia tăng tập vận động có trợ giúp của kĩ thuật viên hoặc tập vận động có trợ giúp từ dụng cụ và các phương pháp về hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, xoa bóp, kéo giãn. Những bệnh nhân bị tai biến thì thăm khám lượng giá tầm vận động của bệnh nhân, sau đó sẽ đưa ra các chương trình tập cụ thể Vì thế sự nỗ lực của kĩ thuật viên về sức lực là rất lớn nhưng bệnh nhân cũng phải cố gắng rất nhiều thì mới đạt được tầm vận động như mong muốn.

Thực hiện Paraphine (đắp nến) cho bệnh nhân trước khi phục hồi chức năng.

Song song với những hoạt động trên, bệnh viện còn đổi mới hoạt động của hội đồng bệnh nhân (HĐBN), khuyến khích bệnh nhân tích cực đóng góp cho bệnh viện phục vụ bệnh nhân tốt hơn. Hàng tháng họp 1 lần giữa người nhà bệnh nhân, bệnh nhân với các khoa phòng để lắng nghe ý kiến góp ý về những ưu, khuyết điểm của các y, bác sĩ trong khám và điều trị bệnh nhân.

Đánh giá hiệu quả hoạt động của HĐBN, ông Lê Văn Anh - Giám đốc bệnh viện chia sẻ: Đây chính là thông tin 2 chiều, giúp lãnh đạo bệnh viện điều hành, quản lý CB,CNVC-LĐ thực hiện tốt các điều y đức phục vụ bệnh nhân mà ngành đang phát động. Do đó, chúng tôi ít khi phải sử dụng đến số điện thoại đường dây nóng của Sở Y tế, bệnh viện cũng như thùng thư góp ý

Đây là những cách làm hay cần được nhân rộng tại các bệnh viện trong tỉnh.

Thúy Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]