(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Việc đẩy mạnh tuyên truyền và xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) khiến cho chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nâng cao nhận thức đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP). Tuy nhiên, qua kiểm tra cho thấy vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập trong việc đảm bảo ATVSTP.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Còn nhiều khó khăn trong quản lý ATVSTP

(VH&ĐS) Việc đẩy mạnh tuyên truyền và xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) khiến cho chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nâng cao nhận thức đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP). Tuy nhiên, qua kiểm tra cho thấy vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập trong việc đảm bảo ATVSTP.

Tính đến thời điểm này, trên địa bàn Thanh Hóa có trên 3.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn (không bao gồm bếp ăn tập thể) trong đó gần 200 cơ sở do tỉnh quản lý, 3.000 cơ sở do cấp huyện, thị xã, TP quản lý.

Thực hiện Chỉ thị 25 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước vềATTP trên địa bàn tỉnh, thời gian qua các cấp, các ngành chức năng đã thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các điều kiện đảm bảo ATTP tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, buôn bán thực phẩm. Đặc biệt trong Tháng hành động vì ATTP vừa qua, cơ quan chức năng đã thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra 50 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, phát hiện 12 cơ sở có vi phạmATTP.

Thực tế qua kiểm tra cho thấy, hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm ít, nhiều đều mắc phải những lỗi vi phạm, như: Không đảm bảo đúng quy định, quy trình về chế biến bảo quản thực phẩm; sử dụng dụng cụ đựng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh; chưa đáp ứng đúng khoảng cách giữa các khu chế biến thực phẩm… Trong đó, điển hình như Nhà hàng Việt Trung (phường Phú Sơn, TX Bỉm Sơn) sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa đáp ứng đúng quy định về ATTP cho người trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm, cách bảo quản thực phẩm…

Lực lượng chức năng kiểm tra ATTP tại cơ sở ăn uống.

Song song với việc tăng cường các hoạt động thanh, kiểm tra liên ngành từ cấp tỉnh xuống huyện, xã thì việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về ATVSTP cũng được các cấp, ngành quan tâm.

Tuy nhiên, việc kiểm soát chất lượng thực phẩm tại các cơ sở này còn nhiều khó khăn và thách thức. Trong khi đó, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt, sử dụng chất cấm, chất bảo quản, phụ gia có thành phần không cho phép trong sản xuất, chế biến thực phẩm, trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản làm tăng nguy cơ thực phẩm bị nhiễm bẩn ngày càng tăng. Nhiều loại thịt gia súc, gia cầm bán trên thị trường không qua kiểm duyệt của cơ quan thú y. Quy trình sản xuất, chế biến, giết mổ không đảm bảo ATVSTP, không tuân thủ theo đúng quy định. Chưa kể, việc thiếu kiểm soát chất lượng, nguồn gốc thực phẩm tươi sống các tỉnh, thành khác và nước ngoài nhập vào ngày càng nhiều khiến cho công tác quản lý, kiểm soát gặp nhiều khó khăn.

Phan Vân



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]