(vhds.baothanhhoa.vn) - Thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020”, sự hình thành, phát triển cửa hàng thực phẩm an toàn đã và đang đáp ứng nhu cầu tốt hơn cho người tiêu dùng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh phát triển cửa hàng thực phẩm an toàn

Thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020”, sự hình thành, phát triển cửa hàng thực phẩm an toàn đã và đang đáp ứng nhu cầu tốt hơn cho người tiêu dùng.

Theo thống kê, toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 95 cửa hàng kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đã được chứng nhận đủ điều kiện ATTP, trong đó có 32 cửa hàng do Sở NN&PTNT quản lý và 63 cửa hàng do UBND cấp huyện quản lý. Các sản phẩm bày bán tại cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nhiều sản phẩm được dán tem truy xuất nguồn gốc và xác nhận sản phẩm thuộc chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn... Đây đều là những địa chỉ tin cậy được nhiều người tiêu dùng lựa chọn để mua dùng trong bữa ăn hàng ngày.

Cửa hàng thực phẩm an toàn đã và đang đáp ứng nhu cầu tốt hơn cho người tiêu dùng.

Cửa hàng bò úc Minh Giang nằm trên đường Hạc Thành, TP Thanh Hóa là một trong những cửa hàng nằm trong chuỗi thực phẩm an toàn, thuộc Công ty TNHH Anh Minh Giang (Lộc Thịnh, Ngọc Lặc). Công ty đã đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi bò thịt nhập khẩu từ Úc, rộng gần 6ha, với số lượng 8.000 con/năm. Mỗi con bò tại đây đều được gắn chíp điện tử theo dõi và có mã số riêng để kiểm soát cân nặng, sức khỏe ngay từ khi nhập đến khi xuất chuồng. Nhờ đó, khách hàng có thể truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm. Ngoài thức ăn tinh nhập khẩu, công ty đã phát triển vùng nguyên liệu ngô với diện tích 2.000 ha tại các huyện miền núi, làm nguồn cung cấp thức ăn thô xanh cho bò.

Với mức giá giao động từ 200.000 - 300.000 đồng/kg tùy từng loại, bò Úc Minh Giang đã và đang được nhiều người tiêu dùng lựa chọn cho bữa ăn hàng ngày. Ngoài sự mềm và ngọt, bò Úc còn được tiếng là hàm lượng cholesteron (chất béo) trong thịt thấp, thịt bò hoàn toàn không chứa hoocmon hay chất cấm trong chăn nuôi, bởi điều kiện chăn nuôi bò đảm bảo nghiêm ngặt về kỹ thuật.

Được biết, đến nay TP Thanh Hóa đã hình thành và phát triển được 32 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn. Ở các huyện, trung bình có từ 2 - 4 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn.

Chị Mai Thị Thảo, chủ cửa hàng thực phẩm an toàn Billgreen (phường Đông Sơn, TP Thanh Hoa), cho biết: “Từ khi mở kinh doanh, cửa hàng đã liên kết với những vùng nguyên liệu sản xuất an toàn, đã được chứng nhận của cơ quan chức năng, như: HTX rau Hoằng Hợp, nguồn thịt gia súc, gia cầm của hộ ông Nguyễn Hữu Nhân (Đông Hoàng, Đông Sơn) chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học... nhằm mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm vừa đảm bảo chất lượng vừa đầy đủ điều kiện về VSATTP”.

Ông Đỗ Xuân Trường - Chi cục trưởng, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản Thanh Hóa (Sở NN&PTNT), cho biết: “Nhiều cá nhân, tổ chức đã đầu tư cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn theo chuỗi liên kết nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm an toàn ngày càng cao của người dân. Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng và hình thành 42 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản tham gia các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn và được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng trong hoạt động. 25 địa chỉ kinh doanh thuộc 21 doanh nghiệp được giám sát, xác nhận sản phẩm an toàn, 6 sản phẩm được gắn tem truy xuất điện tử”.

Việc tăng cường liên kết giữa người dân, doanh nghiệp, HTX nhằm khuyến khích phát triển các cửa hàng nông sản an toàn, nâng cao ý thức của người sản xuất và tiêu dùng nông sản, thực phẩm an toàn. Đây là điều kiện quan trọng để thực hiện mục tiêu đến năm 2020, toàn tỉnh có trên 50% thực phẩm nông lâm, thủy sản tiêu dùng trên địa bàn được cung cấp qua các chuỗi liên kết.

Thực hiện Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, thời gian qua, cơ quan chức năng cùng với chính quyền địa phương đã đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các giải pháp, mang lại hiệu quả cao, như: Đẩy mạnh tuyên truyền; nghiêm túc thực hiện các cuộc thanh kiểm tra liên ngành, chuyên ngành nhất là vào những dịp cao điểm; xây dựng các chuỗi thực phẩm an toàn, khuyến khích cá nhân, tập thể mở các cửa hàng kinh doanh, buôn bán thực phẩm an toàn; tăng cường sự liên kết giữa 4 nhà... Nhờ đó, tính đến nay, toàn tỉnh có 62.830 cơ sở ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn.

Các sở, ngành và đơn vị liên quan đã tổ chức kiểm tra việc thực hiện nội dung cam kết của 40.393 cơ sở, qua đó phát hiện 180 cơ sở chưa đạt yêu cầu và đã nhắc nhở các cơ sở tuân thủ các điều kiện sản xuất theo cam kết. (P.V)

Vân Anh


Vân Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]