Tính đến 3h30' sáng 20/3 theo giờ GMT (10h30' cùng ngày theo giờ Việt Nam), số ca tử vong do dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu đã vượt 10.000 người.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hơn 10.000 người tử vong do dịch bệnh COVID-19

Tính đến 3h30" sáng 20/3 theo giờ GMT (10h30" cùng ngày theo giờ Việt Nam), số ca tử vong do dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu đã vượt 10.000 người.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Khoa học và Kỹ thuật (CSSE) thuộc Đại học Johns Hopkins (Mỹ), trong tổng số 244.517 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn thế giới, đã có tổng cộng 10.030 ca tử vong.

Trong đó, Italy có 3.405 người tử vong - nhiều nhất thế giới và riêng ngày 19/3 ghi nhận 427 ca. Cơ quan Bảo vệ dân sự Italy cùng ngày 19/3 thông báo đã ghi nhận thêm 5.322 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 ở nước này, nâng tổng số ca nhiễm ở Italy lên 41.035 trường hợp.

Trong khi đó, châu Âu đã ghi nhận tổng cộng 100.470 ca nhiễm, với 4.752 ca tử vong, khu vực châu Á có 94.253 ca nhiễm và 3.417 ca tử vong.

Giới chức Pháp ngày 19/3 cho biết trong 24 giờ qua nước này đã ghi nhận thêm 108 ca tử vong do COVID-19 và 1.861 ca mắc mới. Theo đó Pháp đã ghi nhận tổng cộng 10.995 trường hợp mắc COVID-19 và 372 trường hợp tử vong kể từ khi dịch bùng phát. Ngoài ra, trong số 4.761 bệnh nhân phải nhập viện có 1.122 người trong tình trạng phải chăm sóc đặc biệt.

Điện Elysée cho biết Tổng thống Emmanuel Macron sẽ chủ trì cuộc họp Hội đồng quốc phòng trong ngày 20/3 để đánh giá việc thực hiện các biện pháp hạn chế tối đa di chuyển để ngăn chặn dịch lây lan. Lệnh này có hiệu lực từ trưa 17/3, với thời hạn trước mắt là 2 tuần và có thể kéo dài thành 4 tuần tùy thuộc diễn biến tình hình thực tế.

Trong khi đó, tại Anh đang xuất hiện lo ngại nước này trở thành một "Italy thứ hai" về số ca tử vong do COVID-19 trong những ngày tới. Tính từ thời điểm có ca tử vong đầu tiên do mắc COVID-19 ở Anh 2 tuần trước đây thì tốc độ tăng số ca tử vong hằng ngày tại Anh tính theo tỷ lệ phần trăm đang gia tăng nhanh hơn tại Italy.

Kể từ khi Italy bắt đầu ghi nhận số ca tử vong ở mức hai chữ số lần đầu tiên, mức tăng trung bình hằng ngày là khoảng 35%. Tuy nhiên, trong tuần qua, mức tăng số ca tử vong tại Italy đã giảm xuống dưới 20%, trong đó mức tăng từ 2.503 ca lên 2.978 ca ngày 18/3 tương đương 19%. Ngược lại, tại Anh đang chứng kiến tỷ lệ tử vong có mức tăng 50% mỗi ngày, trong khi tốc độ tăng này tại Tây Ban Nha là 49% những ngày gần đây.

Ngoài ra, trong tuần qua, số ca nhiễm COVID-19 tại Italy tăng 171%, trong khi mức tăng tại Anh là 480%, tại Pháp là 300% và tại Đức là 550%.

Sau rất nhiều sức ép, Chính phủ Anh đang phải lên kế hoạch quyết liệt bắt đóng cửa các nhà hàng, quán bar, rạp chiếu phim tại thủ đô London, cũng như hạn chế hoạt động của hệ thống giao thông công cộng. Những biện pháp này có thể sẽ khiến hàng trăm nghìn người phải nghỉ làm.

Tại Đức, tờ Die Welt (Thế giới) ngày 19/3 đưa tin số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại nước này trong một ngày đã tăng hơn 4.000 trường hợp. Theo số liệu chính thức của Viện Robert Kock tính đến 20h (giờ địa phương), Đức đã có 15.039 ca nhiễm và 44 ca tử vong.

Chính phủ liên bang Đức và các bang tiếp tục thực hiện các biện pháp bắt buộc nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Tại bang Bayern, sau khi ban hành lệnh giới nghiêm vào ngày 18/3 đối với thành phố Mittereich thuộc Quận Tirschenreuth, ngày 19/3, lệnh giới nghiêm tiếp tục được áp dụng đối với 2 thành phố thuộc Quận Wunsiedel. Theo lệnh chung, người dân không được rời khỏi nhà nếu không có lý do chính đáng.

Thành phố Freiburg thuộc bang Baden-Wuttemberg ở Tây Nam nước Đức, là thành phố lớn đầu tiên của Đức thực hiện giới nghiêm, cấm công dân đến các địa điểm công cộng. Lệnh này được áp dụng từ ngày 21/3 đến ngày 3/4. Trong khi đó, tại bang Sachsen-Anhalt, Thị trưởng thành phố Halle đã tuyên bố tình trạng thảm họa do dịch COVID-19. Cho đến nay, đây là thành phố lớn duy nhất của Đức tuyên bố tình trạng thảm họa.

Tây Ban Nha đã yêu cầu đóng cửa tất cả các khách sạn trên toàn lãnh thổ để ngăn ngừa sự lây lan của virus. Lệnh mới áp dụng với toàn bộ các khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch và ngắn hạn. Tuy nhiên, các cơ sở lưu trú dài hạn sẽ vẫn mở cửa để cung cấp chỗ ở cho những người dân phải thực hiện cách ly.

Tây Ban Nha hiện là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề thứ 4 trên thế giới do COVID-19, với 767 ca tử vong và 17.147 ca nhiễm virus SARS-CoV-2.

Cũng trong ngày 19/3, Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 của Nga cho biết đã ghi nhận thêm 52 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2, nâng tổng số trường hợp nhiễm tại Nga lên 199 trường hợp. Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh xấu đi, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết từ ngày 20/3, trong vòng 1 tháng, Nga sẽ bãi bỏ các hạn chế đối với việc cung cấp hàng hóa thiết yếu, kể cả hạn chế hải quan.

Theo Báo điện tử Chính phủ


Theo Báo điện tử Chính phủ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]