(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Từ năm 2011, Thanh Hóa được triển khai thí điểm dự án ‘Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em’ do Tổ chức Jica (Nhật Bản) tài trợ. Đến nay sau 6 năm thực hiện, dự án đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần giảm tỷ lệ tai biến sản khoa, giảm tử vong mẹ, tử vong trẻ em dưới 5 tuổi và cải thiện tình trạng dinh dưỡng tại cộng đồng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kết quả triển khai Dự án Sổ theo dõi SK bà mẹ trẻ em tại Thanh Hóa

(VH&ĐS) Từ năm 2011, Thanh Hóa được triển khai thí điểm dự án ‘Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em’ do Tổ chức Jica (Nhật Bản) tài trợ. Đến nay sau 6 năm thực hiện, dự án đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần giảm tỷ lệ tai biến sản khoa, giảm tử vong mẹ, tử vong trẻ em dưới 5 tuổi và cải thiện tình trạng dinh dưỡng tại cộng đồng.

Một buổi phổ biến kiến thức theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em là cuốn sổ dùng để theo dõi một cách có hệ thống quá trình phát triển của trẻ từ quá trình mang thai cho đến 6 tuổi với nhiều thông tin cần thiết, bổ ích thay thế cho nhiều loại sổ sách, tránh lãng phí thời gian ghi chép, theo dõi của cán bộ y tế và cung cấp cho các bà mẹ những kiến thức cơ bản để chăm sóc sức khỏe cho mình và cho con.

Là 1 trong 4 tỉnh đầu tiên triển khai dự án, dự án ở Thanh Hóa được chia thành 3 giai đoạn: Năm 2011 triển khai ở 8 huyện, trong đó có 1 huyện miền núi; năm 2012 triển khai ở 10 huyện, trong đó có 5 huyện miền núi; năm 2013 triển khai ở 9 huyện còn lại, trong đó có 5 huyện miền núi.

Để dự án mang lại hiệu quả thiết thực cho những người hưởng lợi là các bà mẹ mang thai và các em nhỏ, Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản đãtriển khai nhiều hoạt động, trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề đào tạo kỹ năng chuyên môn cho cán bộ y tế ở các tuyến. Trong 6 năm thực hiện, Trung tâm đã tổ chức được hàng chục lớp tuyến tỉnh cho hơn 400 lượt cán bộ y tế; 142 lớp tuyến huyện cho 2.740 cán bộ y tế; 466 lớp tuyến xã cho 15.109 cán bộ trạm y tế xã và nhân viên y tế thôn, bản của 635 xã, phường, thị trấn, cấp phát sổ cho 113.081 trẻ nhỏ và hơn 114.000 bà mẹ mang thai. Sau khi tập huấn, cán bộ, nhân viên y tế được hướng dẫn cách sử dụng sổ để ghi chép, theo dõi không bị gián đoạn, từ đó quản lý chặt chẽ số lượng thai phụ và những thai phụ có nguy cơ cao để chuyển tuyến kịp thời, giúp bác sĩ ở các tuyến trên nắm bắt được quá trình mang thai của các bà mẹ để xử trí và can thiệp hiệu quả, hạn chế các tai biến sản khoa không đáng có, góp phần giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi, giảm tỷ lệ SDD ở trẻ em.

Để việc triển khai hoạt động này đạt hiệu quả cao, dự án còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho các bà mẹ và người nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Riêng năm 2015 đã có 53.050 cuốn sổ được cấp cho các bà mẹ mang thai và bà mẹ có con dưới 1 tuổi; 159.204 tờ rơi, 30.000 áp phích phục vụ công tác truyền thông, quảng bá sử dụng sổ và 54 buổi truyền thông trực tiếp tại 54 xã điểm. Năm 2016, bằng nguồn sổ hỗ trợ của Trung ương và sổ còn lại, Trung tâm tiếp tục chỉ đạo các TTYT cấp phát, hướng dẫn sử dụng cho các đối tượng để duy trì các hoạt động.

Qua thời gian dài triển khai cấp sổ cho thấy nhận thức của các bà mẹ được nâng lên rõ rệt, nhất là trong việc đi khám thai định kỳ, đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. Tuy nhiên, do trình độ dân trí chưa đồng đều, công tác truyền thông quảng bá về dự án còn ít và nhất là sự vào cuộc của toàn hệ thống y tế chưa đồng bộ, hiện tại Dự án còn gặp không ít khó khăn trở ngại như: Chưa thu hút đông đảo cộng đồng; hệ thống điều trị do tập huấn chưa phủ khắp và quá tải nên chưa ghi chép đầy đủ khi sản phụ và trẻ nhỏ đến nhận dịch vụ; tỷ lệ mang theo sổ đến cơ sở y tế điều trị còn thấp.

Tiến hành giám sát việc cấp phát sử dụng sổ tại địa bàn toàn tỉnh cho kết quả rất đáng khích lệ. Nhiều trạm y tế đã cấp phát cho 100% các đối tượng như Hạnh Phúc (Thọ Xuân); Thiệu Tâm, Thiệu Viên (Thiệu Hoá); Quảng Phong, Quảng Bình (Quảng Xương); Tam Thanh, Sơn Lư (Quan Sơn), Lũng Liêm, Cổ Lũng (Bá Thước)...,

Trong giai đoạn 2018 - 2020 Thanh Hóa sẽ phấn đấu hoàn thành các mục tiêu và chỉ tiêu cấp phát 100% cho các đối tượng bằng nguồn kinh phí tỉnh hỗ trợ theo định hướng của Bộ Y tế triển khai mở rộng trong phạm vi toàn quốc từ sau năm 2020.

TTƯT.Ths. Lương Ngọc Trương

Giám đốc Trung tâm CSSKSS



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]