(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Dù đã được các ngành chức năng quan tâm khuyến khích, hỗ trợ, song kinh doanh thực phẩm sạch ở Thanh Hóa vẫn còn là lĩnh vực khá mới mẻ, người bán lác đác, trong khi đó người mua vẫn còn không ít dè dặt băn khoăn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kinh doanh thực phẩm sạch: Người bán lác đác, người mua băn khoăn

(VH&ĐS) Dù đã được các ngành chức năng quan tâm khuyến khích, hỗ trợ, song kinh doanh thực phẩm sạch ở Thanh Hóa vẫn còn là lĩnh vực khá mới mẻ, người bán lác đác, trong khi đó người mua vẫn còn không ít dè dặt băn khoăn.

Người bán lác đác

Qua khảo sát thực tế, loại hình kinh doanh thực phẩm sạch bắt đầu xuất hiện tại một số chợ lớn trên địa bàn TP Thanh Hóa như Điện Biên, Tây Thành, chợ đầu mối với các cửa hàng được đăng ký đạt chuẩn từ nguồn gốc, xuất xứ hàng rõ ràng, có nhãn mác, có xác nhận của cơ quan chức năng.

Các mặt hàng chủ yếu là rau xanh, thịt gia súc, gia cầm... được sản xuất bởi các vùng rau an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap, từ các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm đạt chuẩn an toàn... Ngoài ra, thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể cũng mở những cửa hàng, ki ốt kinh doanh thực phẩm sạch.

Theo phản ánh của nhiều hộ trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP: Hiệu quả kinh tế của trồng rau sạch thấp hơn. Thứ nhất, rau sinh trưởng chậm hơn, dễ bị sâu bệnh. Thứ hai, khi thu hoạch bán cũng chậm hơn. Bán giá cao thì ít người mua mà bán giá thấp thì không có lãi. Vì vậy nhiều gia đình còn bị lỗ.

Không chỉ người sản xuất mà đến khâu phân phối cũng “kêu” về tính cạnh tranh kém của mặt hàng này. Chị Nguyễn Thị Oanh, chủ cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch Bill Qreen, phường Đông Hương cho biết: Rau sạch có giá cao gấp 2-3 lần rau chợ là chuyện bình thường.

Ví dụ một mớ rau muống chợ bán 2.000 đồng nhưng tại đây phải bán 5.000 đồng, thịt lợn có giá từ 95.000 – 160.000đ/kg... vì khi nhập vào giá đã cao rồi. Chính vì giá cao nên người tiêu dùng không thích mua, hoặc nếu mua thì cũng chỉ mua số lượng ít, chủ yếu cho các gia đình có trẻ em”.

Một cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch trên địa bàn TP Thanh Hóa vẫn còn khá thưa vắng khách hàng.

Người mua dè dặt, băn khoăn

Được bạn bè giới thiệu, chị Nguyễn Minh Nguyệt (ở phường Phú Sơn, TP Thanh Hóa) thường mua rau, thịt, cá… tại một cửa hàng đề bán thực phẩm sạch TP Thanh Hóa. Cửa hàng này có khá nhiều mặt hàng từ rau, củ tới trái cây, thịt lợn, cá… Các sản phẩm ở cửa hàng đều được người bán giới thiệu là những sản phẩm sạch, được chăn nuôi, giết mổ theo quá trình khép kín hoặc rau được sản xuất ở vùng rau an toàn, theo tiêu chuẩn.

Nhưng tất cả đều không có nhãn mác, xuất xứ hay có bất cứ thông tin nào để người tiêu dùng nhận biết là sạch. Bởi vậy, người tiêu dùng chỉ còn biết đặt niềm tin vào cửa hàng.

Không chỉ vậy, một trong những băn khoăn nữa đối với người tiêu dùng đó chính là giá cả của thực phẩm sạch thường đắt hơn so với các mặt hàng tương tự ngoài chợ.

Với những thói quen, nếp sinh hoạt của người dân đã ăn sâu vào đời sống và sự băn khoăn về nguồn gốc, xuất xứ, giá cả đã khiến loại hình kinh doanh thực phẩm sạch rất có lợi cho cộng đồng này chưa thực sự đi vào đời sống, chưa thể phát triển rộng rãi ở tỉnh ta dù được khuyến khích và cũng có những ưu điểm vượt trội.

Ngọc Huấn - Mai Trang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]