(vhds.baothanhhoa.vn) - Mùa đông cùng với tiết trời chuyển lạnh, nhiệt độ xuống thấp, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn, lượng ẩm trong không khí thay đổi thất thường... là những nguyên nhân chính khiến cho nhiều loại vi khuẩn, dịch bệnh phát triển.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Một số bệnh thường gặp mùa lạnh và biện pháp phòng tránh

Mùa đông cùng với tiết trời chuyển lạnh, nhiệt độ xuống thấp, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn, lượng ẩm trong không khí thay đổi thất thường... là những nguyên nhân chính khiến cho nhiều loại vi khuẩn, dịch bệnh phát triển.

Đây là thời gian mà cả người lớn và trẻ nhỏ đều dễ bị nhiễm các bệnh liên quan tới đường hô hấp, các bệnh ngoài da, xương khớp... đặc biệt bệnh dễ tái phát hoặc nặng hơn khi sức đề kháng suy giảm.Các bệnh phổ biến thường gặp trong mùa đông như:

* Bệnh cảm cúm:

Cảm cúm là dịch bệnh thường xuất hiện vào thời điểm thời tiết chuyển mùa hoặc vào những ngày đông lạnh giá. Bệnh thường lây lan qua tuyến nước bọt, nươc mũi/đờm của người bị bệnh.

Bệnh cảm cúm nặng thường có triệu chứng như đau đầu, ngạt mũi, sốt, đau họng nhẹ... Bạn cần tìm gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và chữa trị kịp thời dứt điểm. Uống nước ấm, tránh ăn đồ lạnh, tăng cường bổ sung các loai rau quả tươi có chứa vitamin C, ăn đủ bữa... là những điều cần lưu ý để phòng tránh căn bệnh này.

* Viêm mũi dị ứng:

Mùa đông thường khiến cho niêm mạc mũi khô, và trở nên nhạy cảm hay dễ bị kích ứng với các tác nhân gây dị ứng như: không khí lạnh, khói bụi, hóa chất... gây ra hay mắc viêm mũi dị ứng. Triệu chứng của bệnh bao gồm: ngứa mũi, đôi khi kèm theo ngứa mắt, tai hay vòm họng. Chảy nước mũi liên tục, nghẹt mũi. Đau họng, khàn giọng. Mũi mất khả năng ngửi. Nếu để lâu không điều trị, bệnh tiến triển đến viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, viêm xoang...

Để phòng tránh cần: mặc ấm, khi ra đường nên đeo khẩu trang, vệ sinh nơi ở sạch sẽ. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày.

* Dịch bệnh tiêu chảy cấp:

Bệnh tiêu chảy cấp là do các loại vi trùng tả, thương hàn hay các loại virus đường ruột như rotavirus xâm nhập vào cơ thể bằng đường miệng là chủ yếu,tốc độ truyền nhiễm nhanh, dễ tạo thành dịch bệnh nguy hiểm. Người bị tiêu chảy cấp thường có các triệu chứng như: nôn mửa, sau đó là đi ngoài nhiều lần, mất nước nhiều, có thể dễn đến trụy mạch thậm chí là tử vong nếu không kịp thời bổ sung nước cho cơ thể. Chúng ta nên rửa tay trước khi ăn, tránh tập trung ăn uống nơi đông người, chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín, uống sôi,.. để phòng tránh dịch bệnh nguy hiểm này.

* Bệnh sởi:

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm gây dịch lây truyền theo đường hô hấp, do vi-rút sởi gây ra. Trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị nhiễm căn bệnh này nhất. Bệnh sởi thường bùng phát dịch vào mùa đông - xuân và có tỷ lệ tỷ vọng cao ở trẻ em nếu không được kịp thời phát hiện và chữa trị dứt điểm. Bên cạnh đó bệnh sởi thường đi kèm với các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, tiêu chảy, viêm tai giữa... Biểu hiện của bệnh này thường là sốt cao, phát ban, chảy nước mắt, nước mũi, viêm kết mạc...Để tránh bị bệnh này, trẻ em cần được tiêm vắc xin phòng sởi và cần lưu ý chế độ ăn uống đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo đầy đủ các vitamin và dưỡng chất cần thiết để tăng sức đề kháng.

* Bệnh về da:

Vào mùa đông, trời lạnh khiến da giảm tiết mồ hôi, và chất bã, không khí hanh khô làm da bị mất nước nhiều hơn. Da bị nứt kèm theo triệu chứng ngứa từ lâm râm đến dữ dội, làm cho da bị trầy xước, chảy máu thậm chí có thể đóng vẩy sinh mủ.

Để bảo vệ da khỏi những triệu chứng này, nên uống nhiều nước, tránh tắm nước quá nóng, và nên dùng các loại sữa tắm, kem dưỡng có độ ẩm cao. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa, nên đeo găng tay khi giặt đồ hoặc rửa bát.

* Viêm đa khớp dạng thấp:

Ở những người lớn tuổi, vào mùa đông hay gặp bệnh Viêm đa khớp dạng thấp. Triệu chứng của bệnh là viêm các khớp bé trong cơ thể như: viên khớp cổ tay, khớp bàn tay, khớp đốt ngón tay, khớp cổ chân,... Nếu tiến triển bệnh kéo dài, có thể gây cứng khớp, khó cử động, dính khớp và mất dần chức năng vận động của khớp.

Do vậy, vào mùa đông, cần phải giữ ấm cơ thể và đặc biệt là chân tay. Khi ra ngoài trời lạnh nên đeo găng tay cẩn thận, trong trường hợp bệnh nặng lên phải đi khám bác sỹ chuyên khoa.

Các biện pháp giúp tăng cường sức đề kháng trong mùa đông

Bổ sung dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết là việc làm quan trọng để đảm bảo cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Chính bởi vậy, thực đơn hàng ngày cần có đủ chất đạm, tinh bột, vitamin, khoáng chất và chất xơ là điều đặc biệt quan trọng, trong đó chất đạm có vai trò chủ đạo giúp duy trì sức khỏe cho miễn dịch của cơ thể. Chất đạm hay acid amin không chỉ có chức năng tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động, sản sinh men tiêu hóa, hình thành cơ bắp và xương mà còn có vai trò vô cùng lớn trong việc tạo ra kháng thể, tăng cường hệ miễn dịch đẩy lùi các tác nhân gây bệnh.

Chế độ luyện tập: Theo các chuyên gia, 20 phút tập thể thao mỗi ngày, 5 ngày một tuần sẽ giúp cơ thể chúng ta giảm một nửa nguy cơ bị cảm lạnh mùa đông, đồng thời cũng giúp đẩy lùi và phục hồi sau thời gian bị bệnh tốt hơn.

BS Trần Thị Thanh


BS Trần Thị Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]