(vhds.baothanhhoa.vn) - Không giấy phép kinh doanh, không có địa điểm cố định, không niêm yết giá, không có toa thuốc của bác sĩ, không phải chịu trách nhiệm về loại thuốc bán ra..., đó là đặc điểm của những quầy thuốc “đa không” xuất hiện phổ biến trên thị trường hiện nay.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những quầy thuốc “đa không”

Không giấy phép kinh doanh, không có địa điểm cố định, không niêm yết giá, không có toa thuốc của bác sĩ, không phải chịu trách nhiệm về loại thuốc bán ra..., đó là đặc điểm của những quầy thuốc “đa không” xuất hiện phổ biến trên thị trường hiện nay.

Không khó khăn gì khi tìm mua một liều thuốc chữa bệnh tại các chợ, các quầy thuốc, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Bởi, ở những nơi đây, chỉ với một chiếc tủ nhỏ, một chiếc bàn, một chỗ ngồi ở góc chợ là có thể thành một điểm bán thuốc. Các loại thuốc được bày bán đa số có nhãn mác bằng tiếng nước ngoài, không có niêm yết giá, thuốc để lẫn với thực phẩm chức năng.

Chúng tôi có mặt tại chợ xã Quảng Thạch (Quảng Xương), đóng vai một người bệnh, tôi đến quầy thuốc của chị V tại chợ hỏi mua thuốc cảm. Không cần biết về triệu chứng bệnh hay thể trạng của người sử dụng thuốc, chị V. nhanh tay kê cho hai ngày uống với 4 liều dùng gồm các loại: Decolgen, Penicilin, Terpin, Theralen,... và lấy 7.000 đồng/ liều, chị không dặn dò gì thêm. Khi tôi buột miệng hỏi uống 2 ngày liệu có hết cảm, chị V cho biết; “nếu uống hết thuốc mà không khỏi thì ra đây kê thuốc khác liều nặng hơn”.

Qua quan sát chúng tôi thấy sạp bán thuốc của chị V cũng như 2 sạp bán thuốc khác, người bán không mặc áo chuyên dụng, bán thuốc theo yêu cầu người mua hoặc người mua trình bày tình trạng sức khỏe, sau đó, người bán lấy thuốc mà không hỏi bệnh nhân đã từng khám, chữa ở đâu, tiền sử có mắc bệnh gì hay không.

Một trong những quầy bán thuốc “đa không” ở chợ xã Quảng Thạch (Quảng Xương).

Khảo sát thực tế tại một số quầy thuốc tân dược trên đường Nguyễn Trãi, Lê Lai, Tống Duy Tân (TP Thanh Hóa) cho thấy, tình trạng người mua, người bán không cần đơn của bác sĩ diễn ra khá phổ biến. Phần lớn người bán thuốc đều chủ quan bán theo lời kể về triệu chứng của bệnh hoặc theo yêu cầu của khách hàng mà không cần đơn thuốc. Việc mua bán thuốc không kê đơn không chỉ xảy ra đối với các loại thuốc thông thường như kháng sinh, hạ sốt, tiêu hóa... mà cả các loại thuốc thuộc diện nguy hiểm, bắt buộc phải bán theo đơn như thuốc, tim mạch, gút, dạ dày... vẫn được các cửa hàng thuốc bán một cách tự do.

Chị Lê Thị Hải (phường Tân Sơn, TP Thanh Hóa) cho biết: “Tôi mắc bệnh viêm xoang mãn tính nên mỗi khi trái gió trở trời là cái mũi lại giở chứng. Do đã quen với bệnh nên mỗi lần như vậy tôi chỉ cần tới hiệu thuốc quen mua thuốc cho tiện”.

Theo thống kê của Sở Y tế, hiện nay trên địa bàn tỉnh ThanhHóa có khoảng trên 10.000 loại thuốc tân dược lưu thông trên thị trường, trong đó thuốc sản xuất trong nước đáp ứng khoảng 45% nhu cầu sử dụng, còn lại 55% phải nhập khẩu từ nước ngoài. Tân dược là loại hàng hóa đặc biệt, chỉ được bán tại các hiệu thuốc được ngành chức năng cấp giấy phép. Thế nhưng với các quầy thuốc bán ở chợ không những bán thuốc không đúng địa điểm kinh doanh hợp pháp, có những trường hợp, người bán thuốc không có chứng chỉ hành nghề dược, không có chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Nguy hiểm hơn, với hình thức kinh doanh như thế thì khó có thể biết được nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng của thuốc; không bảo đảm các điều kiện tối thiểu trong bảo quản thuốc, người dân có thể mua phải những loại thuốc kém chất lượng thậm chí là thuốc giả, kết hợp với việc tự kê đơn như hiện nay sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh.

Theo Thông tư Liên tịch số 50/2011/TTLT-BYT-BTC-BCT quy định các cơ sở bán lẻ thuốc phải thực hiện việc niêm yết giá bán lẻ từng loại thuốc bằng cách in, ghi hoặc dán giá bán lẻ trên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc, bảo đảmkhông che khuất nội dung của nhãn gốc và không được bán cao hơn giá đã niêm yết. Tuy nhiên, thực tế, nhiều nhà thuốc, quầy thuốc, đại lý bán lẻ vẫn không thực hiện đúng theo quy định. Đa phần thuốc tây bán ở chợ là thuốc trôi nổi, không rõ nguồn gốc, không thể kiểm định chất lượng. Tuy nhiên, do tâm lý người dân muốn tiện dụng khi đi mua thuốc nên những “quầy thuốc đa không” vẫn hoạt động tốt và thói quen tự mua thuốc của người bệnh đã khiếntình trạng bán thuốc không cần kê đơn đã thành “căn bệnh khó chữa”.

Hoàng Lan


Hoàng Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]