(vhds.baothanhhoa.vn) - Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao ở trẻ em, đặc biệt là các nước đang phát triển. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, trong đó 80% là trẻ 0-2 tuổi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phòng bệnh tiêu chảy mùa đông ở trẻ em

Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao ở trẻ em, đặc biệt là các nước đang phát triển. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, trong đó 80% là trẻ 0-2 tuổi.

Vào mùa đông khi thời tiết trở lạnh, tỉ lệ trẻ em phải đến khám và nhập viện do mắc tiêu chảy gia tăng. Nguyên nhân gây tiêu chảy chủ yếu là do rotavirus. Bệnh tiêu chảy cấp do rotavirus ở trẻ em là bệnh thông thường, không đáng ngại. Tuy nhiên, nếu trẻ không được điều trị đúng có thể gây mất nước nặng, thậm chí có thể tử vong.

Khi có con bị tiêu chảy các bà mẹ cần chú ý.

1. Biểu hiện bệnh

Sau khi lây nhiễm virus từ 1-4 ngày, bệnh khởi phát với các triệu chứng nôn, sau đó 1- 2 ngày trẻ bắt đầu đi ngoài phân lỏng. Một số trẻ có thể xuất hiện đi ngoài phân lỏng rồi mới nôn. Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân thường rất nhiều nước. Ngoài ra trẻ có thể có sốt

2. Xử trí khi bị tiêu chảy

Bù nước

Oresol hoà tan thành dung dịch là tốt nhất để bù nước và điện giải cho trẻ khi bị tiêu chảy. Trên thị trường hiện có nhiều loại oresol với nhiều hương vị khác nhau để cho trẻ dễ uống, bố mẹ chú ý phải pha đúng oresol theo chỉ dẫn. Nếu oresol pha sai có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh tiêu chảy.

Cho trẻ uống oresol từng thìa nhỏ, nếu trẻ có nôn thì cho trẻ uống tốc độ chậm hơn. Cho trẻ uống nhiều hơn sau mỗi lần trẻ đi ngoài và bất cứ lúc nào trẻ muốn. Nhiều gia đình bù nước cho trẻ không hợp lý như: nấu nước cháo muối quá mặn, nước quả có nhiều đường... thậm chí cho trẻ uống các loại nước ngọt có gas như coca-cola, pepsi… làm cho tình trạng bệnh tiêu chảy càng thêm nặng nề.

Tiếp tục cho trẻ ăn để phòng suy dinh dưỡng

Nếu trẻ còn bú mẹ, cho trẻ bú mẹ nhiều hơn; Khẩu phần ăn hàng ngày nên được tiếp tục và tăng dần lên; Không hạn chế trẻ ăn và không nên pha loãng thức ăn; Những thức ăn chứa quá nhiều đường nên tránh vì có thể gây tiêu chảy nặng hơn.

Các thuốc không được dùng

Các loại thuốc cầm ỉa như opiate, loperamid… chống chỉ định dùng cho trẻ em. Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp mùa đông chủ yếu là do virus, do đó không được dùng kháng sinh để điều trị tiêu chảy cho trẻ. Dùng kháng sinh không đúng chỉ định có thể làm nặng và kéo dài bệnh tiêu chảy. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.

3. Cho trẻ đến khám bệnh ngay khi trẻ có một trong các biểu hiện sau

Đi ỉa lỏng liên tục nhiều lần; Nôn tái diễn; Trở nên rất khát; Ăn hoặc uống kém; Sốt cao hơn; Có máu trong phân; Tình trạng sức khoẻ trẻ không tốt lên sau 2 ngày xử trí.

4. Để phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ

Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ và đảm bảo đủ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho trẻ; Sử dụng nguồn nước sạch; Rửa tay thật kỹ sau khi đi vệ sinh, sau khi vệ sinh cho trẻ đi ngoài, sau khi dọn phân cho trẻ, trước khi chuẩn bị thức ăn và trước khi ăn; Nấu kỹ thức ăn và vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ chế biến, bảo quản thức ăn; Phòng bệnh bằng vaccin.

Lê Thị Vân Anh


Lê Thị Vân Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]