(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Mùa hè thời tiết nắng nóng, oi bức, độ ẩm cao, là điều kiện thuận lợi để các dịch bệnh mùa hè phát triển và lây lan. Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) do khí hậu nhiệt đới gió mùa và tác động của biến đổi khí hậu nên cần phải chú trọng công tác phòng chống dịch, bệnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phòng chống dịch bệnh mùa hè

(VH&ĐS) Mùa hè thời tiết nắng nóng, oi bức, độ ẩm cao, là điều kiện thuận lợi để các dịch bệnh mùa hè phát triển và lây lan. Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) do khí hậu nhiệt đới gió mùa và tác động của biến đổi khí hậu nên cần phải chú trọng công tác phòng chống dịch, bệnh.

Theo số liệu của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, từ đầu năm 2017 đến tháng 5/2017, tại Thanh Hóa ghi nhận 126 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tập trung chủ yếu ở TP Thanh Hóa: 36 bệnh nhân, Hậu Lộc: 10 bệnh nhân, Tĩnh Gia: 10 bệnh nhân, Hoằng Hóa: 8 bệnh nhân...; 119 trường hợp mắc bệnh viêm gan vi rút B chủ yếu tập trung ở các huyện Thiệu Hóa: 26 bệnh nhân, Đông Sơn: 20 bệnh nhân, TP Thanh Hóa: 19 bệnh nhân, Triệu Sơn: 11 bệnh nhân...; 59 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết tập trung chủ yếu tại các huyện Thọ Xuân, Quảng Xương, Tĩnh Gia...

Mùa hè thời tiết nắng nóng, oi bức, độ ẩm cao. Đây là điều kiện thuận lợi để các dịch bệnh mùa hè phát triển và lây lan. Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) do khí hậu nhiệt đới gió mùa và tác động của biến đổi khí hậu nên cần phải chú trọng công tác phòng chống dịch, bệnh, đặc biệt là vào tiết chuyển mùa, trước mùa mưa bão. Vì vậy, ngoài việc chú trọng ngăn ngừa virus cúm A(H7N9) và các chủng virus gia cầm có khả năng lây sang người xâm nhập vào Việt Nam, Bộ Y tế đang tiếp tục giám sát chặt chẽ một số dịch bệnh như: dịch sốt xuất huyết, Zika trong thời kỳ cao điểm tháng 5, 6. Do đó, để phòng, chống dịch sốt xuất huyết và Zika, cần phải vệ sinh nơi ở để không có chỗ cho muỗi đẻ trứng. Đồng thời ngủ màn, diệt loăng quăng/bọ gậy, phối hợp tích cực với các đơn vị y tế để phun hóa chất hiệu quả, phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể tham gia vào các hoạt động diệt loăng quăng/bọ gậy, phòng, chống dịch bệnh.

Bên cạnh đó, các dịch bệnh mùa hè có thể dễ lây lan nếu người dân không nâng cao ý thức phòng ngừa. Những bệnh hay gặp mùa hè như: tay chân miệng, cúm, viêm não Nhật Bản, đau mắt đỏ, thủy đậu, liên cầu lợn, tiêu chảy, tả, lỵ... Trong đó, trẻ em là đối tượng dễ bị dịch, bệnh tấn công nhất. Theo đó, công tác phòng, chống dịch cho trẻ cần phải được chủ động thực hiện tốt tại cả gia đình và trường học.

Theo dự báo, nước ta sẽ tiếp tục chịu tác động của El Nino khiến mùa hè nóng hơn trung bình từ 0,5-1 độ C và mưa trái mùa sẽ tăng lên, theo đó, mỗi người dân cần nâng cao ý thức và chủ động phòng, chống các loại dịch bệnh bằng những hoạt động thiết thực như: Vệ sinh môi trường thường xuyên, diệt muỗi và loăng quăng/ bọ gậy, ăn uống vệ sinh đảm bảo, đến cơ sở y tế gần nhất khi thấy các dấu hiệu bất thường nghi nhiễm bệnh.

Để hạn chế mắc các dịch bệnh mùa hè, cần thực hiện những biện pháp phòng tránh cơ bản sau:

1. Thực hiện tiêm chủng đầy đủ đối với những bệnh có vac xin phòng bệnh bằng cách tiêm phòng như bệnh sởi, thuỷ đậu, viêm não vi rút... Các bệnh chưa có vac xin phòng ngừa như bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết... cần thực hiện các khuyến cáo của ngành y tế trong việc phòng bệnh.

2. Nâng cao sức đề kháng của cơ thể, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Ăn đủ chất, chú ý ăn thêm các loại rau, củ, quả, ăn chín, uống sôi; hạn chế sử dụng các loại nước đóng chai, nhất là loại nước có gas, không uống nhiều nước đá.

3. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường: Nhà cửa sạch sẽ thoáng mát; nước rác thải cần được thu gom và xử lý đúng theo quy định; Không bỏ bất cứ vật gì xuống nguồn nước sinh hoạt vì sẽ làm ô nhiễm nguồn nước và vi khuẩn, vi rút có điều kiện phát triển gây nguy cơ dịch bệnh cho cộng đồng.

Lê Xuân



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]