(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Kinh phí cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn Thanh Hóa càng thêm khó khăn khi hầu hết các dự án đã bị cắt giảm. Dù kế hoạch đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đã được UBND tỉnh phê duyệt nhưng trên thực tế thì nguồn kinh phí này chỉ đáp ứng được khoảng 50% so với các dự án.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phòng chống HIV/AIDS: Nhiều khó khăn, thách thức mới

(VH&ĐS) Kinh phí cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn Thanh Hóa càng thêm khó khăn khi hầu hết các dự án đã bị cắt giảm. Dù kế hoạch đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đã được UBND tỉnh phê duyệt nhưng trên thực tế thì nguồn kinh phí này chỉ đáp ứng được khoảng 50% so với các dự án.

Công tác phòng, chống HIV/AIDS trong những năm qua đã có được những kết quả nhất định. Điều này đã góp phần vào mục tiêu khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3%, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển KT-XH và hướng đến mục tiêu 90- 90- 90 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của bản thân, 90% người nhiễm HIV được điều trị ARV và 90% người điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng lây truyền). Cụ thể, tính đến tháng 11/2016, với mục tiêu 90 thứ nhất thì toàn tỉnh đã có 4.823 người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của mình (chiếm 52%) và với mục tiêu thứ 2 đã có 3.256 người được điều trị ARV (chiếm 39%). Có thể khẳng định, những tác động của mục tiêu 90- 90- 90 đang hỗ trợ Thanh Hóa trong việc khám phá tảng băng chìm của dịch HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư, góp phần tăng cường số người đã nhiễm HIV/AIDS tiếp cận với điều trị ARV.

Bên cạnh đó, các hoạt động can thiệp giảm tác hại của ma túy, mại dâm cũng được đảm bảo khi các đối tượng nghiện chích ma túy được tiếp cận với bơm kim tiêm sạch, nhóm mại dâm được cấp phát miễn phí bao cao su... Đồng thời, đã động viên khuyến khích người nghiện ma túy tiếp cận điều trị bằng Methadone. Theo đó, tính đến hết tháng 3/2017, đã mở được 21 cơ sở điều trị Methadone ở 19 huyện, thị, thành phố với tổng số bệnh nhân đang tham gia điều trị là 2.715 người.

Tuy nhiên, dù đã có được những kết quả nhất định nhưng công tác phòng, chống HIV/AIDS đang gặp phải nhiều khó khăn, thách thức. Khi mà các hoạt động về điều trị và dự phòng từ trước tới nay phần lớn kinh phí đều từ nguồn tài trợ quốc tế và Nhà nước (trong đó chủ yếu là tài trợ nước ngoài). Nhưng các nguồn tài trợ từ nước ngoài đang bị cắt giảm và sẽ dừng hoàn toàn trong năm 2017. Điều này đồng nghĩa với việc, sẽ rất khó cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Đối với Thanh Hóa, hiện đang được sự hỗ trợ của các dự án như Quỹ toàn cầu, VAAC, NIHE, CDC, ADB... Trước tình trạng trên, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch đảm bảo tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Dù vậy, nguồn kinh phí này khó đảm bảo vì chỉ đáp ứng được khoảng 50% so với các dự án đang hỗ trợ.

Ông Hoàng Bình Yên - Phó Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh cho biết: Trung tâm đã tham mưu cho Sở Y tế có kế hoạch huy động bệnh nhân nhiễm HIV tham gia đóng BHYT. Đến nay, toàn tỉnh đã có 1.483/3.298 bệnh nhân có thẻ BHYT.

Và để hỗ trợ người nhiễm HIV chưa có thẻ BHYT, tỉnh đã có một số văn bản chỉ đạo liên ngành dự thảo và trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án thành lập Quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS đồng thời phối hợp với Bảo hiểm xã hội ký bổ sung phụ lục hợp đồng để khám chữa bệnh cho người bị nhiễm HIV/AIDS tại bệnh viện đa khoa các huyện, thị, thành phố; ghi vốn số tiền 1,5 tỷ đồng mua thẻ BHYT cho bệnh nhân điều trị ARV.

Ông Hoàng Bình Yên cho biết thêm: “Tham gia BHYT là một cơ hội rất tốt khi mà các nguồn tài trợ bị cắt giảm hoặc dừng vì BHYT sẽ chính là nguồn lực giúp cho người bệnh yên tâm điều trị. Điều trị bằng ARV có thể giúp chặn đứng hoặc chấm dứt dịch HIV. Nếu không có kinh phí thì việc điều trị ARV sẽ bị gián đoạn, bị kháng thuốc dẫn đến người bệnh sẽ tử vong”.

Dự kiến kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong giai đoạn 2016- 2020 của tỉnh sẽ là hàng trăm tỷ đồng. Một con số không hề nhỏ. Và như vậy sẽ đặt ra rất nhiều khó khăn. Cũng theo ông Hoàng Bình Yên: Nếu nhận thức của lãnh đạo chính quyền các cấp cho rằng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của riêng ngành y tế thì càng khó cho việc ngăn chặn dịch bệnh. Cơ quan BHXH cần tích cực tạo điều kiện cho các bệnh nhân tham gia BHYT. UBND tỉnh cũng cần phê duyệt kịp thời nguồn kinh phí hàng năm mới chủ động được phòng, chống HIV/AIDS...

Thiện Nhân

Tính đến tháng 3/2017, toàn tỉnh đang quản lý 5.029 bệnh nhân (trong đó có 4.448 người Thanh Hóa), có 3.298 bệnh nhân đang được điều trị ARV.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]