(vhds.baothanhhoa.vn) - Bệnh học đường là những bệnh liên quan đến lứa tuổi học sinh và chỉ xuất hiện trong thời gian học tập. Phòng chống bệnh học đường là vấn đề cấp bách cần sự quan tâm của toàn xã hội. Nếu không có giải pháp phòng chống hiệu quả sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phòng chống một số bệnh học đường thường gặp

Bệnh học đường là những bệnh liên quan đến lứa tuổi học sinh và chỉ xuất hiện trong thời gian học tập. Phòng chống bệnh học đường là vấn đề cấp bách cần sự quan tâm của toàn xã hội. Nếu không có giải pháp phòng chống hiệu quả sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Bệnh cong vẹo cột sống: Qua điều tra của Cục Y tế dự phòng ( Bộ Y tế), tỷ lệ học sinh Việt Nam mắc bệnh cong vẹo cột sống chiếm tỷ lệ 15 - 25%. Ngoài nguyên nhân do một số trẻ mắc dị tật bẩm sinh thì phần lớn là do kích thước bàn ghế không phù hợp với chiều cao học sinh, ngồi học không đúng tư thế, không ngay ngắn, nằm, quỳ, nghiêng khi học bài, mang vác cặp sách, ba lô nặng... gây áp lực lên cột sống. Ánh sáng không đủ, bàn ghế ngồi chật chội cũng là nguyên nhân dẫn đến gù vẹo cột sống.

Người bị di chứng cong vẹo cột sống dễ suy giảm sức khỏe khi trưởng thành, tỉ lệ tử vong cao gấp 4 lần người bình thường do gây chèn ép sinh ra các bệnh đau lưng, các bệnh tim phổi do dung tích thở của phổi bị hạn chế, các tạng bị o ép như tim, dạ dày, 37% bị tàn tật với những biến chứng khác như ảnh hưởng đến sinh đẻ ở học sinh nữ khi trưởng thành...

Bệnh cận thị học đường và các tật khúc xạ khác: Các nghiên cứu của Bộ Y tế cho thấy tỷ lệ học sinh mắc căn bệnh này vào khoảng 15 - 25%, trong đó thành phố cao hơn nông thôn, học sinh trường chuyên lớp chọn cao hơn các lớp bình thường.

Ngoài các yếu tố di truyền, bệnh cận thị học đường và các tật khúc xạ khác gắn liền với các yếu tố vệ sinh trường học đó là: yếu tố ánh sáng, kích cỡ bàn ghế, tư thế ngồi học; một số yếu tố khách quan như sử dụng nhiều máy vi tính, điện thoại, đọc sách báo nhiều, tỉ lệ tăng lên ở những gia đình và nhà trường ít quan tâm chăm sóc đôi mắt ít thăm khám để phát hiện sớm điều trị kịp thời cho con trẻ dẫn đến bị cận thị nặng.

Người cận thị nhìn vật gì cũng phải đưa sát vào mắt, cúi sát mắt vào sách vở, đứng sát vào khi xem ti vi, nheo mắt khi ánh sáng yếu, hoặc có động tác bất thường như dụi mắt liên tục, nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn. Có trẻ kêu nhìn mờ hoặc nhức mắt. Kết quả học tập sút kém, hay mệt mỏi không thích các hoạt động nhìn xa, chỉ thích thú hơn với đọc sách, đọc truyện, xem phim, chơi game. Trẻ bị cận thị nặng có thể bị lác mắt kèm theo, có thể dẫn đến mù lòa.

Vì thế cần khám mắt định kỳ. Tăng cường các buổi tư vấn chuyên sâu về mắt để các em có tư thế ngồi đúng, ánh sáng đủ, tăng cường tập thể dục vận động thể lực, uống dự phòng vitamin A, các sản phẩm dầu cá dinh dưỡng mắt, cân bằng giờ học giờ chơi giờ nghỉ thư giãn cho mắt... Khi trẻ mắc bệnh về mắt phải gửi đi chuyên khoa khám, hướng dẫn tập luyện và các biện pháp điều trị chuyên khoa.

Các bệnh về răng miệng: Đây là bệnh hay gặp thường chiếm đến 10%, nha học đường cũng đã được giảng dạy một số tiết trên lớp song việc phòng bệnh răng miệng cũng rất cần sự chăm lo hơn của cả thầy cô và phụ huynh học sinh.

Ngoài ra, các rối loạn về sức khỏe tâm lý cũng là vấn đề cần lưu ý, bởi các rối loạn này có thể thoáng qua, có thểbiểu hiện không rõ ràng, nếu thầy cô giáo và cha mẹ không theo dõi sát con trẻ thì rất khó phát hiện để giúp đỡ và điều trị liệu pháp tâm lý kịp thời cho các em.

Vì vậy, công tác y tế học đường là một nhiệm vụ trọng tâm, nên giảm tải các giờ học chính khóa để đưa tăng lên các tiết học về kỹ năng sống, về giáo dục sức khỏe học đường. Khuyến khích học sinh tăng cường rèn luyện thể lực, tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe thể chất. Phối hợp chặt chẽ với hội phụ huynh, với ngành y tế và các ban ngành đoàn thể ở xã, phường, huyện, thị để làm tốt công tácchăm sóc sức khỏe học đường.

Ths, BS. Hoàng Tiến Ngọc


Ths, BS. Hoàng Tiến Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]