(vhds.baothanhhoa.vn) - Thống kê cho thấy, tính đến thời điểm này, trên địa bàn Thanh Hóa có hàng trăm cơ sở hành nghề y, dược tư nhân hoạt động không phép. Chế tài xử phạt thấp, lực lượng thanh tra chuyên ngành còn mỏng, sự phối hợp giữa cơ quan quản lý y tế và chính quyền địa phương chưa chặt chẽ... là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng các cơ sở y, dược tư nhân hoạt động không phép như hiện nay.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quản lý hành nghề y, dược tư nhân nhiều vấn đề đặt ra (Bài 2): Còn nhiều “lỗ hổng” cần phải lấp

Thống kê cho thấy, tính đến thời điểm này, trên địa bàn Thanh Hóa có hàng trăm cơ sở hành nghề y, dược tư nhân hoạt động không phép. Chế tài xử phạt thấp, lực lượng thanh tra chuyên ngành còn mỏng, sự phối hợp giữa cơ quan quản lý y tế và chính quyền địa phương chưa chặt chẽ... là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng các cơ sở y, dược tư nhân hoạt động không phép như hiện nay.

Vi phạm có chiều hướng tăng

Theo số liệu quản lý của Sở Y tế Thanh Hóa, trên địa bàn toàn tỉnh hiện có hơn 3.000 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân đang hoạt động. Trong đó, gồm 1.226 cơ sở khám chữa bệnh,12 bệnh viện tư nhân, 56 phòng khám đa khoa, 372 phòng y học cổ truyền, 561 phòng khám chuyên khoa, còn lại các cơ sở dịch vụ y tế... Hoạt động hành nghề y, dược tư nhân tại Thanh Hóa hiện đang phát triển nhanh về số lượng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt ưu việt, sự tăng trưởng nhanh về số lượng đã gây ra không ít khó khăn nhất định cho cơ quan chức năng về mặt quản lý Nhà nước.

Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, hoạt động của y, dược tư nhân trên địa bàn Thanh Hóa đã bộc lộ những sai phạm. Ngoài một số tình trạng chung như hành nghề vượt quá phạm vi cho phép; quảng cáo vượt quá phạm vi chuyên môn; người hành nghề ghi chưa đúng chức danh; niêm yết giá thuốc không đúng,vừa khám bệnh vừa kê đơn bán thuốc... Còn có những sai phạm nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh.

Trong năm 2018, Sở Y tế đã thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát hoạt động hành nghề y, dược tư nhân, kiểm tra 58 cơ sở hành nghề khám chữa bệnh, xử phạt vi phạm hành chính 4 cơ sở với số tiền 119,5 triệu đồng. 6 tháng đầu năm 2019 , vi phạm trong hành nghề có chiều hướng tăng, trong đó có 11 cơ sở vi phạm không có giấy phép hoạt động, sử dụng người hành nghề không có chứng chỉ hành nghề...

Thêm một vấn đề là số lượng cán bộ đang công tác tại các đơn vị y tế trong toàn ngành đăng ký hành nghề y, dược tư nhân ngoài giờ hành chính tương đối nhiều. Tuy nhiên, qua các đợt thanh tra, kiểm tra của Sở Y tế vẫn phát hiện một số cán bộ khi hành nghề còn vi phạm các quy định của pháp luật về hành nghề y, dược như: Đăng ký hành nghề ngoài giờ hành chính nhưng cơ sở vẫn mở cửa và hoạt động trong giờ hành chính; người phụ trách chuyên môn vắng mặt nhưng cơ sở vẫn tổ chức hoạt động; có tình trạng cho thuê, mượn chứng chỉ để hành nghề, sử dụng người hành nghề không có chứng chỉ hành nghề; không công khai tên người hành nghề, thời gian hoạt động; quảng cáo, hoạt động quá phạm vi chuyên môn cho phép...

Chế tài chưa đủ sức răn đe

Ông Trịnh Tứ Vân - Phó Chủ tịch UBND phường Trung Sơn, TP Sầm Sơn cho biết: “Trên địa bàn phường có một số cơ sở không có giấy phép hành nghề. Một vài cá nhân đứng đầu các cơ sở y tế tư nhân đồng thời cũng là cán bộ tại các cơ sở y tế công lập chưa làm tròn trách nhiệm của mình khi tiến hành khám, chữa bệnh tại phòng khám. Vẫn còn tình trạng y, bác sĩ tại các cơ sở y tế tư nhân hành nghề không đúng chuyên môn, chưa đặt sức khỏe người bệnh lên hàng đầu, chạy theo lợi nhuận”.

Thống kê cho thấy, toàn tỉnh có khoảng hơn 120 phòng khám tư nhân không phép, trong đó chủ yếu là phòng khám nha khoa. Huyện nào trên địa bàn cũng có phòng khám tư nhân không phép. Cụ thể như Yên Định có khoảng 10 cơ sở; Hoằng Hóa 7-8 cơ sở; Thạch Thành 6; Sầm Sơn 10...

Theo nhiều chuyên gia y tế, nguyên nhân dẫn đến các cơ sở hành nghề y dược tư nhân xảy ra nhiều sai phạm là do người hành nghề y dược mục đích tương tự kinh doanh, vì lợi nhuận và nhiều lý do khác nhau, dù biết bị cấm nhưng vẫn vi phạm. Bên cạnh đấy các chế tài xử phạt còn thấp, chưa đủ sức răn đe nên nhiều phòng khám sẵn sàng nộp phạt, sau đó tiếp tục lén lút hoạt động trở lại. Ngoài ra, lực lượng thanh tra chuyên ngành còn mỏng, sự phối hợp giữa cơ quan quản lý y tế và chính quyền địa phương chưa chặt chẽ đã tạo kẽ hở cho các cơ sở tư nhân hoạt động không phép.

Dược sĩ chuyên khoa II Bùi Hồng Thủy - Trưởng phòng Quản lý Hành nghề y, dược tư nhân, Sở Y tế cho biết: “Bên cạnh những cơ sở có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân thì vẫn còn tồn tại nhiều cơ sở hành nghề vi phạm pháp luật. Để loại bỏ được tình trạng vi phạm trong hoạt động hành nghề y dược ngoài công lập đang là vấn đề nan giải, nhức nhối của ngành y tế vì địa bàn Thanh Hóa rộng, các cơ sở hành nghề phủ khắp 27 huyện, thị, thành phố, lực lượng của ngành y tế ít trong khi đó vai trò trách nhiệm của chính quyền địa phương chưa rõ nét, hệ thống chính quyền địa phương cũng chưa đồng lòng vào cuộc”.

Thiết nghĩ, khi ngành y tế còn thiếu những giải pháp quyết liệt để xử lý và loại bỏ những sai phạm trong hành nghề y, dược tư nhân, chính quyền các địa phương buông lỏng quản lý thì người dân sẽ phải chịu những hậu quả khôn lường, bởi họ khó lòng mà biết được cơ sở nào đủ điều kiện hoạt động, cơ sở nào không để lựa chọn khi cần.

Đông Hoàng


Đông Hoàng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]