(vhds.baothanhhoa.vn) - Bên cạnh những cơ sở hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chấp hành nghiêm các quy định thì vẫn còn một số cơ sở chưa đủ các điều kiện theo quy định nhưng vẫn hoạt động trái phép. Thực trạng này không những gây ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân, mà còn gây khó khăn cho công tác quản lý của các cơ quan chức năng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quản lý hành nghề y, dược tư nhân nhiều vấn đề đặt ra (Bài cuối): Từ những sai phạm đến ý thức trách nhiệm

Bên cạnh những cơ sở hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chấp hành nghiêm các quy định thì vẫn còn một số cơ sở chưa đủ các điều kiện theo quy định nhưng vẫn hoạt động trái phép. Thực trạng này không những gây ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân, mà còn gây khó khăn cho công tác quản lý của các cơ quan chức năng.

Thực tế vi phạm thì dễ thấy nhưng để chấn chỉnh các cơ sở hành nghề đi vào hoạt động theo đúng khuôn khổ vẫn đang là bài toán nan giải. Huyện Thọ Xuân hiện có 272 cơ sở hành nghề y dược tư nhân, công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực này luôn được các cấp chính quyền quan tâm đẩy mạnh. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện vẫn còn một số cơ sở dù không có giấy phép hành nghề nhưng vẫn hoạt động y dược trái phép, vượt quá quyền hạn chuyên môn cho phép, không tuân thủ các quy định của pháp luật.Được biết, trong năm 2018, huyện đã thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra 36 cơ sở, xử phạt 34 cơ sở vi phạm với số tiền 139 triệu đồng.

Bà Khương Thị Tịnh - Trưởng phòng Y tế huyện Thọ Xuân cho biết: “Mặc dù chính quyền địa phương và ngành chức năng thường xuyên tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, hàng năm phòng Y tế đều thành lập nhiều đoàn liên ngành, kiểm tra nhưng tình trạng vi phạm vẫn diễn ra khá phổ biến. Khó khăn ở chỗ, chủ các cơ sở hành nghề dược vẫn thường đối phó, lực lượng thanh tra đếnlà các cửa hàng đóng cửa, quầy thuốc ở chợ nhanh chóng thu dọn, đoàn kiểm tra đi khỏi họ lại tiếp tục bày bán. Thêm một bất cập khác là các quầy thuốc tư nhân ở nông thôn chủ yếu bán nhỏ lẻ nên khi ra quyết định xử phạt rồi thì các cơ sở này cũng không có tiền nộp phạt. Đó cũng là khó khăn chung đang tồn tại ở nhiều địa phương”.

Huyện Thọ Xuân phối hợp với Sở Y tế Thanh Hóa tổ chức tập huấn kiến thức về hành nghề y dược tư nhân.

Để tăng cường hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hành nghề y, dược ngoài công lập trên địa bàn tỉnh, kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế, góp phần hoàn thành tốt hơn nữa công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, ngày 27/4/2018 UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị số 7 về việc tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược ngoài công lập trên địa bàn tỉnh, đồng thời giao trách nhiệm cụ thể cho các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố. Song, hơn 1 năm qua, các địa phương vẫn “bất lực” trước sự “vô tư” hoạt động của các phòng khám không phép. Trong công tác triển khai thực hiện chỉ thị ở một số địa phương, đơn vị chưa thực sự nghiêm túc, vẫn còn tình trạng một số cơ sở hành nghề y, dược tư nhân chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép vẫn đang hoạt động ở hầu hết các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng phòng Y tế huyện Hoằng Hóa cho biết: “Theo Thông tư liên tịch số 51 ngày 11/12/2015 giữa Bộ Y tế và Bộ Nội vụ thì phòng y tế còn có chức năng kiểm tra, thanh tra hoạt động đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ về y tế trên địa bàn nhằm phát hiện và xử lý kịp thời đối với các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân hoạt động không đúng theo các quy định của pháp luật... Khối lượng công việc nhiều, nhưng phòng Y tế huyện Hoằng Hóa chỉ có một trưởng phòng, không có nhân viên. Vì thế khó có thể kiểm soát hết được các phòng khám đang hoạt động trên địa bàn. Để đáp ứng nhiệm vụ được giao nên bổ sung nhân lực cho phòng y tế”.

Theo báo cáo của ngành y tế, thực hiện Chỉ thị số 07 năm 2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã tiến hành kiểm tra 1.116 cơ sở, phát hiện 238 cơ sở vi phạm, tổng số tiền xử phạt 412.150.000 đồng. Cục Quản lý Thị trường tỉnh Thanh Hóa tiến hành kiểm tra 581 vụ, xử lý 521 vụ, tổng số tiền thu phạt 1.849,7 triệu đồng, trong đó phạt hành chính 1.585,6 triệu đồng, trị giá hàng hóa tịch thu, tiêu hủy 264,1 triệu đồng.

Để lĩnh vực hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn được tồn tại và phát huy được vai trò ngày càng tốt hơn không những cần có sự nỗ lực của ngành y tế mà đòi hỏi sự quan tâm vào cuộc của tất cả các cấp chính quyền. Đặc biệt, ý thức và trách nhiệm và lương tâm của các tập thể cá nhân hành nghề y, dược tư nhân. Và mỗi người dân cũng cần nâng cao nhận thức, thận trọng khi chọn cơ sở hành nghề y, dược tư nhân để khám chữa bệnh và mua thuốc, tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra, đảm bảo tốt sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.

Đông Hoàng


Đông Hoàng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]