(vhds.baothanhhoa.vn) - Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động lần thứ 4 diễn ra từ ngày 1/5/2020 đến ngày 31/5/2020 trên phạm vi toàn tỉnh với chủ đề “Đẩy mạnh cải thiện điều kiện lao động và kiểm soát các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc”. Điểm đặc biệt năm nay, không chỉ đảm bảo an toàn để sản xuất mà còn là an toàn để phòng chống dịch Covid-19.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong các cơ sở lao động

Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động lần thứ 4 diễn ra từ ngày 1/5/2020 đến ngày 31/5/2020 trên phạm vi toàn tỉnh với chủ đề “Đẩy mạnh cải thiện điều kiện lao động và kiểm soát các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc”. Điểm đặc biệt năm nay, không chỉ đảm bảo an toàn để sản xuất mà còn là an toàn để phòng chống dịch Covid-19.

Qua tìm hiểu thực tế, cơ bản các doanh nghiệp đều triển khai thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, bảo đảm an toàn cho người lao động theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Điều này góp phần tạo tâm lý yên tâm cho người lao động, đồng thời thực hiện hiệu quả hai nhiệm vụ song hành: Chống dịch và ổn định sản xuất.

Nhà máy Chế biến gỗ công nghiệp Thành Nam đóng trên địa bàn xã Xuân Bình, huyện Như Xuân luôn xác định đảm bảo sức khỏe cho người lao động là điều kiện tiên quyết để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, nên đã thành lập tổ phòng, chống dịch Covid-19. Ngoài trang bị đầy đủ môi trường an toàn và bảo hộ cho người lao động, thì nhiều điểm rửa tay sát trùng với đầy đủ các trang bị vật tư miễn phí đã được đặt tại cổng và các điểm ra vào nơi sản xuất; cung cấp miễn phí khẩu trang cho công nhân và người lao động. Ông Phạm Dự Bình - Giám đốc nhà máy cho biết: "Dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp, tuy nhiên chúng tôi vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động là trên hết. Chúng tôi thực hiện thường xuyên việc kiểm tra thân nhiệt, phát khẩu trang miễn phí và xịt khuẩn vệ sinh tay cho bất cứ ai đến công ty để đảm bảo an toàn".

Với vai trò là cơ quan chuyên môn hướng dẫn cho các cơ sở lao động đảm bảo công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động và phòng, chống bệnh tật cho người lao động, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Thanh Hóa đã tham mưu cho Sở Y tế xây dựng kế hoạch và phương án cụ thể ứng phó với tình hình dịch để kiểm soát, ngăn chặn dịch kịp thời. CDC Thanh Hóa đã cử cán bộ đấu mối với các cơ sở lao động để tư vấn, hướng dẫn các biện pháp triển khai phù hợp, hiệu quả. Hướng dẫn cho doanh nghiệp chuẩn bị các biện pháp dự phòng, ứng phó trên tinh thần chủ động, tại chỗ, tăng cường các biện pháp khử trùng, trang bị các dụng cụ vệ sinh, phòng bệnh, tăng cường thể lực cho người lao động...

Các cơ sở lao động cũng chủ động thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch, đầu tư các điểm rửa tay sát trùng tự động với đầy đủ trang bị vật tư miễn phí tại cổng công ty, các điểm ra vào nơi sản xuất và nhà ăn tập thể. Đồng thời phun thuốc tiêu độc khử trùng toàn bộ diện tích công ty với tần suất 1 lần/tuần; cung cấp miễn phí khẩu trang vải cho công nhân...

Đối với một số cơ sở lao động có người nước ngoài, doanh nghiệp phải báo cáo danh sách những lao động vừa trở về Việt Nam từ vùng có dịch. Đồng thời thực hiện các biện pháp cách ly tại nơi ở và nơi làm việc theo hướng dẫn của cơ quan y tế và phải theo dõi, kiểm tra sức khỏe trong vòng 14 ngày kể từ khi nhập cảnh vào Việt Nam.

Chống dịch nhưng vẫn đảm bảo ổn định sản xuất và phát triển kinh tế chính là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ đối với các doanh nghiệp. Cùng với các địa phương trong cả nước, doanh nghiệp Thanh Hóa sẽ tích cực phòng, chống dịch Covid-19 và thực hiện tốt việc “Đẩy mạnh cải thiện điều kiện lao động và kiểm soát các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc".

Th.s, BS Lê Mạnh Luân


Th.s, BS Lê Mạnh Luân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]