(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Trước những diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết (SXH) thời gian qua, ngành Y tế Thanh Hóa đã và đang đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống dịch, không để dịch bùng phát và lây lan.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết

(VH&ĐS) Trước những diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết (SXH) thời gian qua, ngành Y tế Thanh Hóa đã và đang đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống dịch, không để dịch bùng phát và lây lan.

Tính đến ngày 1/9 qua giám sát phát hiện 49 trường hợp nghi mắc SXH, trong đó 24 trường hợp cho kết quả dương tính, 19 trường hợp cho kết quả âm tính và 16 trường hợp chưa có kết quả. Địa phương chiếm tỷ lệ cao là TP Thanh Hóa (9 người), Thọ Xuân (10 người), Tĩnh Gia (4 người), trong đó chủ yếu là những ca bệnh ngoại lai, chiếm 75%.

Kết quả giám sát véc tơ định kỳ cho thấy, phần lớn các điểm giám sát đều có các chỉ số vượt ngưỡng cảnh báo như xã Thiệu Khánh (TP Thanh Hóa), xã Hải Thanh (Tĩnh Gia). Đặc biệt đây đang là thời điểm giao mùa, thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của muỗi Aedes, vì vậy để chủ động phòng chống dịch do vi rút Zika và SXH Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng chống SXH, cụ thể.

Nhân viên y tế tiến hành dọn vệ sinh môi trường.

Trong tháng 5, 6 vừa qua nhiều địa phương tổ chức mít tinh, phát động chiến dịch “nhà nhà diệt muỗi, lăng quăng phòng, chống bệnh do vi rút Zika và SXH”. Đồng thời duy trì hoạt động diệt bọ gậy định kỳ hàng tuần đối với những xã có nguy cơ cao xảy ra dịch, 2 tuần/lần đối với những xã có chỉ số muỗi, bọ gậy cao và 1 tháng/lần đói với các xã còn lại. Tại những xã có nguy cơ cao, xã có dịch SXH cũ thì khi điều tra véc tơ định kỳ, nếu kết quả vượt ngưỡng cho phép thì cần tiến hành chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi chủ động. Tính đến nay, đã có 45 xã, phường, thị trấn tiến hành phun hóa chất diệt muỗi chủ động.

Song song với đó, công tác tuyên truyền nhằm nâng cao hơn nữa ý thức của nhân dân trong việc giữ gìn vệ sinh, diệt muỗi, lăng quăng cũng hết sức quan trọng. Theo đó, ngành y tế chủ động phối hợp với ngành giáo dục tổ chức các buổi tuyên truyền cho học sinh, giáo viên các trường THCS, tiểu học tại các xã có nguy cơ cao. Phối hợp với các cơ quan báo đài thực hiện các chuyên mục, xây dựng phóng sự, hướng dẫn người dân phát hiện và cách tiêu diệt muỗi, lăng quăng gây bệnh.

Đến nay, Thanh Hóa chưa có dịch SXH xuất hiện tuy nhiên ngành y tế vẫn chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh SXH. Ông Nguyễn Văn Hoàng - Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết: Đây đang là thời điểm có nguy cơ cao về dịch SXH, vì vậy các cơ sở y tế cần chủ động giám sát véc tơ, giám sát những ca nghi nhiễm SXH từ nơi khác về. Đồng thời, tuyên truyền nâng cao ý thức trong nhân dân về việc chủ động từng nhà, hộ gia đình giữ gìn vệ sinh, tự tiến hành diệt muỗi, lăng quăng, tránh nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và người nhà.

Vân Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]