(vhds.baothanhhoa.vn) - Với chủ đề: “Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” được triển khai trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (từ 15/4 - 15/5) là điểm nhấn quan trọng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP). Qua đó nhằm kiểm soát, nâng cao chất lượng ATTP; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh đặc biệt là quản lý thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống nhân dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tháng hành động vì an toàn thực phẩm: Vì chất lượng cuộc sống

Với chủ đề: “Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” được triển khai trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (từ 15/4 - 15/5) là điểm nhấn quan trọng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP). Qua đó nhằm kiểm soát, nâng cao chất lượng ATTP; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh đặc biệt là quản lý thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống nhân dân.

Sôi nổi “Phiên chợ truyền thông nói không với thực phẩm bẩn” chợ Đông Thành, phường Đông Sơn (TP Thanh Hóa).

Cùng với các tỉnh, thành trên cả nước, tỉnh Thanh Hóa đã và đang có nhiều hoạt động sôi nổi, tích cực trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm. Ban chỉ đạo về quản lý VSATTP tỉnh đã tổ chức Lễ phát động tại TP Sầm Sơn vào ngày 23/4.

Tại buổi lễ phát động, đồng chí Phạm Đăng Quyền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Chỉ đạo về quản lý VSATTP tỉnh Thanh Hóa nhấn mạnh tầm quan trọng ATTP, bởi không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, sự phát triển giống nòi mà còn tác động đến quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá, du lịch, thương mại và an sinh xã hội; ATTP còn là biểu hiện sự văn minh của các nhà sản xuất, chế biến, kinh doanh, lưu thông phân phối, của người sử dụng, của mỗi địa phương và mỗi quốc gia. Quyền được tiếp cận với thực phẩm an toàn là đòi hỏi chính đáng của mỗi con người.

Cũng tại lễ phát động, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các cấp, các ngành và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh phải bám sát chủ đề, các hoạt động diễn ra trong Tháng hành động để có những hành động, việc làm cụ thể, thiết thực, thể hiện quyết tâm, cam kết mạnh mẽ đối với công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Đồng thời, tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như: đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân đối với công tác đảm bảo ATTP; chú trọng đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với công tác đảm bảo ATTP; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đảm bảo ATTP; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa và các đoàn thể tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, địa phương tuyên truyền, vận động, đào tạo, tập huấn cho cán bộ, đoàn viên, giám sát về ATTP trên địa bàn làm việc và sinh sống.

Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, nhiều địa phương, các ban, ngành, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực, việc làm cụ thể, thể hiện quyết tâm, cam kết mạnh mẽ đối với công tác bảo đảm ATTP.

Vừa qua, tại chợ Đông Thành, phường Đông Sơn (TP Thanh Hóa), Hội LHPN tỉnh phối hợp với Sở Công thương Thanh Hóa tổ chức “Phiên chợ truyền thông nói không với thực phẩm bẩn”. Hoạt động thu hút hàng trăm cán bộ, hội viên, phụ nữ, nữ tiểu thương tham gia. Với chủ đề “Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, tại buổi truyền thông, các đại biểu và đông đảo tiểu thương, người dân được xem tiểu phẩm “Nói không với thực phẩm bẩn” do hội viên thể hiện sáng tạo, sinh động, hấp dẫn; phóng sự phản ánh tình trạng thực phẩm bẩn và giải pháp quyết liệt phòng chống của một số địa phương, ngành; giao lưu, trả lời câu hỏi, hiểu biết về VSATTP, phát tờ rơi tuyên truyền đến hội viên, phụ nữ kinh doanh ở chợ. Chợ Đông Thành có nhiều hộ kinh doanh do nữ làm chủ. Do đó, nữ tiểu thương có vai trò đặc biệt quan trọng trong thực hiện VSATTP từ sản xuất, kinh doanh đến tiêu thụ. Phiên chợ truyền thông đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm thực hiện tốt VSATTP của người dân cũng như hộ sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, Hội LHPN tỉnh phối hợp với Sở Công thương tiếp tục tổ chức điểm “Phiên chợ truyền thông nói không với thực phẩm bẩn” tại các chợ: thị trấn Bút Sơn (Hoằng Hóa), thị trấn Quảng Xương (Quảng Xương), Cột Đỏ (TP Sầm Sơn) và chợ Còng (Tĩnh Gia).

Tại huyện Đông Sơn, hiện có 1.246 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, trong đó có 236 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Hưởng ứng Tháng hành động, huyện tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền các vấn đề liên quan đến VSATTP. Đề cao vai trò trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, người tiêu dùng trong việc thực thi pháp luật về VSATTP; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và phát hiện xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo ATTP làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Hiện nay, Ban Chỉ đạo về quản lý VSATTP các huyện, thị xã, thành phố, các xã, thị trấn đã và đang tổ chức lễ phát động Tháng hành động. Tăng cường công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, kêu gọi các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm xác định được vai trò, trách nhiệm của mình đối với cộng đồng và xã hội trong việc bảo đảm ATTP, xác định tôn chỉ trong kinh doanh là “sản xuất, kinh doanh vì lợi ích, sức khỏe người tiêu dùng”. Qua đó, tạo hiệu ứng, sức lan tỏa lớn trong cộng đồng.

Ngọc Huấn


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]