(vhds.baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa là tỉnh đông dân, có 11 huyện miền núi, địa hình hiểm trở. Những năm qua, nhờ nhiều giải pháp tích cực trong công tác phòng, chống HIV/AIDS nên đã đạt được những kết quả nhất định nhưng tình hình HIV/AIDS vẫn còn nhiều thách thức đặt ra.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thanh Hóa: Dịch HIV/AIDS và dự phòng lây truyền mẹ con còn nhiều thách thức

Thanh Hóa là tỉnh đông dân, có 11 huyện miền núi, địa hình hiểm trở. Những năm qua, nhờ nhiều giải pháp tích cực trong công tác phòng, chống HIV/AIDS nên đã đạt được những kết quả nhất định nhưng tình hình HIV/AIDS vẫn còn nhiều thách thức đặt ra.

Bệnh viện Đa khoa Hoằng Hóa đang tích cực điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS.

Theo số liệu từ Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Thanh Hóa thì: Số người lũy tích nhiễm HIV/AIDS đến ngày 31/7/2018 là 8.111 người, người còn sống và quản lý được 4058. Số người đang điều trị ARV 3.779 người, số tử vong do AIDS 2.072. 100% số huyện, thị xã, TP đều có số người nhiễm HIV/AIDS, 93% số xã, phường, thị trấn có người bị nhiễm HIV. Nếu từ năm 2008 - 2010. Số người nhiễm HIV tăng cao thì nay số người nhiễm mới tuy có giảm, song lại có chiều hướng gia tăng ở đối tượng nghiện chích ma túy (NCMT), phụ nữ bán dâm (PNBD). Vì thế đang đặt ra cho Thanh Hóa phải nhiều nỗ lực trong thực hiện mục tiêu 90 - 90 - 90.

Số liệu qua giám sát trọng điểm ở các năm trên 2 nhóm NCMT và PNBD. Năm 2016 tỷ lệ người nhiễm HIV trên nhóm NCMT là 13% thì năm 2017 là 16%. Dịch HIV chủ yếu ở nam giới chiếm tỷ lệ 78,6%, nữ giới 21,6%. Số ca nhiễm mới lây qua đường máu chiếm tỷ lệ 60,9% qua quan hệ tình dục 37,7%. Tính đến tháng 6 năm 2018 các ca nhiễm mới tập trung cao nhất ở nhóm từ 20 - 39 tuổi (76%). Biểu đồ dịch HIV được phân theo đối tượng nhóm NCMT luôn chiếm tỷ lệ cao (64%), tiếp đến là đối tượng khác 23%, tình dục khác giới 8%, mẹ truyền cho con 3%, phụ nữ có thai 2%. Do đó thực hiện chiến lược phòng lây truyền mẹ con (PLTMC) là hết sức quan trọng. Nếu can thiệp đúng lúc thì sẽ cứu được bé.

Vì thế cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong phòng chống HIV/AIDS trong can thiệp cũng như cách tiếp cận chung, xét nghiệm HIV cho người mẹ trong thai kỳ, tư vấn và xét nghiệm HIV, thuốc ARV để PLTMC. Bên cạnh đó còn phải chú trọng can thiệp lúc sinh và sau sinh để tránh các thủ thuật xâm nhập, cung cấp thuốc ARV cho trẻ mới sinh và tránh cho trẻ bú mẹ...

Thúy Hòa


Thúy Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]