Theo trang thống kế trực tuyến worldometers.info, tính đến 8 giờ sáng ngày 24/4 (theo giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có 2.718.155 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 190.636 ca tử vong và 745.620 ca bình phục. Mỹ tiếp tục vẫn là quốc gia dẫn đầu thế giới về số ca lây nhiễm và tử vong vì dịch bệnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thế giới sắp chạm ngưỡng 2.8 triệu ca lây nhiễm COVID-19

Theo trang thống kế trực tuyến worldometers.info, tính đến 8 giờ sáng ngày 24/4 (theo giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có 2.718.155 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 190.636 ca tử vong và 745.620 ca bình phục. Mỹ tiếp tục vẫn là quốc gia dẫn đầu thế giới về số ca lây nhiễm và tử vong vì dịch bệnh.

Tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến vô cùng phức tạp tại Mỹ. (Ảnh: AP)

Đến nay, Mỹ ghi nhận đã có 880.204 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó 49.845 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 31.487 ca nhiễm mới và 2.325 ca tử vong. Trong 5 tuần qua, đã có 26,4 triệu người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Đây được coi là con số kỷ lục do tác động của đại dịch COVID-19 lên nền kinh tế hàng đầu thế giới. Con số này tương đương với 16% lực lượng lao động Mỹ. Nhà kinh tế trưởng Joseph Brusuelas thuộc Ngân hàng miền Tây ở San Francisco nhận định: "Nền kinh tế Mỹ đang lao dốc với tốc độ và quy mô chưa từng có trước đây. Nó có thể so sánh như một thảm họa tự nhiên mang tầm quy mô quốc gia".

Riêng tại châu Âu, số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tính đến nay đã lên tới 1.193.276 ca nhiễm, trong đó có 114.259 ca tử vong vì dịch bệnh.

Anh là quốc gia chứng kiến có số ca tử vong vì COVID-19 nhiều nhất trong vòng 24 giờ trong khu vực khi ghi nhận đã có thêm 638 ca tử vong mới vì dịch bệnh, trong đó 4.583 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này tính đến nay lên 138.078 trường hợp và 18.738 ca tử vong.

Hiện Anh đã áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc kể từ ngày 23/3, yêu cầu người dân không ra khỏi nhà chỉ trừ trường hợp cần thiết và bắt buộc người dân phải luyện tập thể dục hàng ngày. Chính phủ Anh tuyên bố sẽ tiến hành xét nghiệm COVID-19 cho khoảng 100.000 người mỗi ngày vào cuối tháng 4. Tuy nhiên, theo số liệu mới nhất được chính phủ Anh công bố, đến nay mới chỉ có 13.522 người được xét nghiệm mỗi ngày.

Ngày 23/4, các nhà khoa học Anh đã bắt đầu thử nghiệm vắc xin COVID-19 trên người. Giám đốc Văn phòng Yy tế Anh, Chris Whitty cho biết cuộc thử nghiệm được thực hiện bởi trường Đại học Oxford với hy vọng rằng vắc xin sẽ được bào chế trong năm tới.

Đức hiện đứng thứ 4 châu lục về số ca nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, số ca tử vong vì dịch bệnh tại nước này được ghi nhận ít hơn nhiều so với các nước Tây Ban Nha, Italy, Pháp và Anh. Ngày 23/4, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có bài phát biểu đầu tiên của chính phủ về cuộc khủng hoảng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, mô tả cuộc khủng hoảng này là ‘thử thách lớn nhất” kể từ khi thành lập Cộng hòa Liên bang Đức.

Trong phát biểu, Thủ tướng Merkel nhấn mạnh đại dịch COVID-19 là “thử thách chưa từng tồn tại từ Chiến tranh Thế giới thứ II và kể từ khi thành lập Cộng hòa Liên bang Đức”. Thủ tướng Đức cũng đã đề cập tới những hạn chế trong đời sống xã hội, những tác động của vấn đề này đối với sức khỏe của người dân và sự gắn kết xã hội ở châu Âu. Bà cho rằng các biện pháp được áp dụng nhằm ngặn chặn đà lây lan của dịch bệnh COVID-19 là chưa từng có trong lịch sử. Tính đến nay, Đức ghi nhận có 153.183 ca lây nhiễm, trong đó 5.575 ca tử vong

Tại Nga, trong vòng 24 giờ qua, nước này ghi nhận có thêm 42 ca tử vong vì COVID-19. Tính đến nay, nước này ghi nhận đã có 62.773 ca nhiễm bệnh, trong đó 555 ca tử vong. Cho tới thời điểm hiện tại, chính phủ Nga chưa đưa ra thời điểm chấm dứt lệnh cách ly xã hội trên toàn quốc. Phát ngôn viên điện Kremlin Dmirtry Peskov ngày 23/4 cho biết, những tác động của đại dịch COVID-19 lên nền kinh tế nước này đang ngày càng gia tăng. Ôn Peskov cho biết tình hình "vô cùng nghiêm trọng, vô cùng thách thức, vô cùng khó khăn, và tất cả mọi dân tộc trên thế giới đều bị ảnh hưởng, trong đó bao gồm nước Nga".

Châu Á ghi nhận trong 24 giờ qua đã có thêm 10.722 ca nhiễm mới COVID-19, trong đó 285 ca tử vong. Tính đến nay, khu vực này ghi nhận đã có tổng cộng 433.009 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó 16.139 ca tử vong.

Hiện, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia dẫn đầu khu vực về số ca lây nhiễm COVID-19. Trong 24 giờ qua, nước này cũng ghi nhận có số ca tử vong cao nhất vì đại dịchvới 115 trường hợp. Tính đến nay, nước này ghi nhận đã có 101.790 ca mắc COVID-19 và 2.491 ca tử vong. Iran hiện xếp thứ 2 với 87.026 ca nhiễm và 5.481 ca tử vong. Trung Quốc xếp thứ 3 với 82.798 ca mắc COVID-19 và 4.632 ca tử vong vì dịch bênh.

Tại châu Phi, Nam Phi hiện là quốc gia ghi nhận có số ca lây nhiễm nhiều nhất vì virus SARS-CoV-2 với 3.952 trường hợp, trong đó 75 ca tử vong. Quốc gia ghi nhận tính đến nay có số ca tử vong cao nhất vì COVID-19 là Algeria với 407 trường hợp.

Ngày 23/4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, có đến một nửa số ca tử vong do đại dịch COVID-19 tại châu Âu là các cư dân sống trong các viện dưỡng lão.

Phát biểu tại một cuộc họp báo, Giám đốc WHO khu vực châu Âu Hans Kluge cho biết: “Đây là một thảm kịch không thể tưởng tượng được của con người”. Ông Kluge miêu tả thảm kịch về COVID-19 đang nổi lên tại các cơ sở dưỡng lão là “rất đáng lo ngại” và cho biết, đây là một vấn đề mang tính toàn cầu.

Ông Kluge cũng cho hay, dịch COVID-19 đã tác động đến những nơi bị bỏ sót và bị đánh giá thấp của xã hội. Khắp khu vực châu Âu, các viện dưỡng lão thường xuyên bị lãng quên. Ông Hans Kluge lên tiếng chỉ trích hành động này và cho biết các nhân viên y tế tại những trung tâm này thường phải làm việc quá sức và nhận lương thấp, đồng thời kêu gọi các chính quyền hỗ trợ cũng như cung cấp thêm đồ bảo hộ cho “những người hùng thầm lặng” trong thời dịch bệnh này.

Theo dangcongsan.vn


Theo dangcongsan.vn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]