(vhds.baothanhhoa.vn) - UBND huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa đã nhanh chóng cho tiêu hủy 225 con lợn (6.781 kg) bị bệnh dịch tả lợn châu Phi, đồng thời tiêu độc, khử trùng khu vực chuồng trại và thành lập các chốt kiểm soát đối với lợn và các sản phẩm từ lợn vào vùng dịch.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tiêu hủy 225 con lợn bị dịch tả lợn châu Phi ở Hậu Lộc

UBND huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa đã nhanh chóng cho tiêu hủy 225 con lợn (6.781 kg) bị bệnh dịch tả lợn châu Phi, đồng thời tiêu độc, khử trùng khu vực chuồng trại và thành lập các chốt kiểm soát đối với lợn và các sản phẩm từ lợn vào vùng dịch.

Trước đó, vào ngày 29/4/2019, tại thôn Thành Phú, xã Thành Lộc, huyện Hậu Lộc có 2 hộ gia đình chăn nuôi xảy ra tình trạng lợn bị chết. Trong đó, hộ gia đình ông Nguyễn Hữu Ngọc là 25 con, và hộ gia đình bà Trần Lệ Mỹ là 10 con lợn bị chết. Cũng tại hộ chăn nuôi của ông Trịnh Văn Vinh, thôn Đông Tiến, xã Tuy Lộc đã có 7 con lợn mắc bệnh, chết. Ngay khi xảy ra sự việc, Chi cục Thú y tỉnh vùng 3 đã lấy mẫu xét nghiệm, kết quả xét nghiệm tại phiếu số 924 và 925/CĐXN-CĐ cho thấy số lợn mắc bệnh, chết của các hộ dương tính với dịch tả lợn Châu phi (DTLCP).

UBND huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa đã nhanh chóng cho tiêu hủy 225 con lợnbị dịch tả lợn châu Phi.

Ngay sau đó, ngày 30/4/2019, UBND huyện Hậu Lộc đã ra Công điện số 02/CĐ-UBND về việc cấp bách phòng, chống dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn.

Theo đó, UBND huyện Hậu Lộc yêu cầu đối với các hộ, trang trại tại các thôn có dịch bệnh, tiêu hủy toàn đàn lợn khi có biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh dịch tả lợn châu phi hoặc chết không rõ nguyên nhân, không cần thiết phải lấy mẫu xét nghiệm xác định vi rút dịch tả lợn Châu phi.

Đối với trang trại có quy mô lớn, nhiều ô chuồng, dãy chuồng xử lý tiêu hủy toàn bộ số lợn trong ô chuồng có lợn bệnh; tiếp tục theo dõi, giám sát các ô chuồng khác, nếu có lợn có triệu chứng lâm sàng của bệnh DTLCP, thực hiện ngay việc tiêu hủy mà không cần thiết lấy mẫu xét nghiệm; các ô chuồng không có lợn bệnh, có thể tiếp tục nuôi hoặc giết mổ tiêu thụ tại chỗ.

Thành lập các chốt kiểm soát, trực 24/24h để kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn; cũng như các chốt dừng phương tiện giao thông để thực hiện việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc cho các phương tiện đi từ vùng dịch, vùng dịch bị uy hiếp và vùng giám sát ra bên ngoài. Đồng thời, thực hiện việc tổng vệ sinh khử trùng, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 03 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo; đối với vùng đệm vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/ tuần liên tục trong vòng 1 tháng kể từ khi có ổ dich; đồng thời theo dõi lâm sàng và lấy mẫu xét nghiệm đối với lợn có triệu chứng lâm sàng của bệnh DTLCP, lợn chết, không lấy mẫu của lợn khỏe mạnh.

Chiều nay, 2/5/2019, UBND huyện Hậu Lộc đã triệu tập cuộc họp khẩn đối với Chủ tịch, Bí thưcủa 27 xã, thị trấn về việc triển khai công tác ứng phó với DTLCP trên địa bàn huyện.

Linh Hương


Linh Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]