Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đang triển khai một chiến dịch toàn cầu nhằm truyền tải thông điệp về tính hiệu quả và sự an toàn của việc tiêm phòng vắc-xin.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Triển khai chiến dịch toàn cầu về tiêm chủng

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đang triển khai một chiến dịch toàn cầu nhằm truyền tải thông điệp về tính hiệu quả và sự an toàn của việc tiêm phòng vắc-xin.

Một em bé được tiêm vắc-xin phòng bệnh tại trung tâm y tế ở Congo (Ảnh: UNICEF).

Chiến dịch mang tên Tuần lễ Tiêm chủng Thế giới, sẽ kéo dài từ ngày 24 đến 30/4 nhằm lan tỏa thông điệp tới mọi người, trong đó có các bậc cha mẹ, về việc có thể bảo vệ sức khỏe mọi người thông qua vắc-xin. Mục tiêu của chiến dịch này là nhằm tiêm chủng cho khoảng 70 triệu người trên toàn cầu chống lại các dịch bệnh có thể phòng ngừa được.

Trong khi đó, một chiến dịch đồng thời trên mạng xã hội có tên là #VaccinesWork cũng được UNICEF và các đối tác như Quỹ Bill & Melinda Gates, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (Gavi) phối hợp thực hiện.

Theo kế hoạch, Quỹ Bill & Melinda Gates sẽ đóng góp 1 USD cho mỗi lượt “like” (thích) hoặc “share” (chia sẻ) trên mạng xã hội khi có sử dụng hashtag #VaccinesWork trong tháng 4 này, cho tới khi được 1 triệu USD. Toàn bộ số tiền này sẽ được chuyển cho UNICEF.

Theo UNICEF, vắc-xin đã cứu sống 3 triệu người mỗi năm, bảo vệ trẻ em khỏi các bệnh có khả năng gây tử vong, các dịch bệnh có nguy cơ truyền nhiễm cao như: sởi, viêm phổi, dịch tả và bạch hầu. Nhờ vào vắc-xin, có rất ít người tử vong vì bệnh sởi trong giai đoạn 2000 - 2017 và bệnh bại liệt đang trên lộ trình bị loại trừ. Vắc-xin là một trong những công cụ chăm sóc sức khỏe vừa túi tiền nhất. Cơ quan này tính toán, cứ mỗi 1 USD dành cho việc tiêm chủng sẽ tiết kiệm được 44 USD trong tương lai.

Tuy vậy, bất chấp những lợi ích từ vắc-xin, ước tính trong năm 2017 có tới 1,5 triệu trẻ em tử vong vì các bệnh phòng tránh được bằng vắc-xin. Bên cạnh lý do không được tiếp cận với vắc-xin, tại một số quốc gia, nhiều gia đình đã từ chối hoặc trì hoãn việc tiêm phòng cho con cái của họ vì sự hoài nghi đối với vắc-xin. Thậm chí trên mạng xã hội còn xuất hiện phong trào tẩy chay vắc-xin. Đây cũng chính là lý do khiến dịch sởi bùng phát trên quy mô toàn cầu trong thời gian gần đây.

Theo dangcongsan.vn


Theo dangcongsan.vn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]