(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Một nghịch lý là trong khi đại đa số người tiêu dùng loay hoay trong “ma trận” thực phẩm bẩn thì nhiều cơ sở sản xuất lại khó khăn trong việc tìm đầu ra cho thực phẩm sạch.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Trớ trêu... rau sạch

(VH&ĐS) Một nghịch lý là trong khi đại đa số người tiêu dùng loay hoay trong “ma trận” thực phẩm bẩn thì nhiều cơ sở sản xuất lại khó khăn trong việc tìm đầu ra cho thực phẩm sạch.

Thống kê sơ bộ từ Sở NN&PTNT, đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có gần 400 ha vùng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, cùng với đó là nhiều trang trại, gia trại chăn nuôi áp dụng các quy chuẩn sản xuất an toàn. Tuy nhiên, những đơn vị sản xuất nông sản, thực phẩm sạch có được hợp đồng bao tiêu đầu ra bền vững theo chuỗi còn quá khiêm tốn. Còn hầu hết nhiều cơ sở sản xuất, HTX vẫn chưa tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm.

HTX Dịch vụ Nông nghiệp Quảng Thắng với 25.000 m2 diện tích nhà lưới và 3 ha tại xứ đồng Bãi Trường trồng rau an toàn nhưng cũng chật vật đầu ra cho sản phẩm. Mô hình rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap này có 37 xã viên là đại diện các hộ nông dân tham gia, với tổng sản lượng các loại rau sạch lên tới 160 đến 170 tấn/năm. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, mới có khoảng 40% sản lượng này có thị trường bền vững nhờ được cung ứng cho các trường học trên địa bàn. 60% sản lượng rau còn lại, nông dân vẫn phải tự “bơi” để tìm đầu ra tại Chợ Đầu mối rau quả Đông Hương và các chợ trên địa bàn.

Cần có hướng giải quyết để thực phẩm an toàn có chỗ đứng trên thị trường theo đúng nghĩa “an toàn”.

Năm 2013 HTX Dịch vụ Nông nghiệp Thiệu Hưng (Thiệu Hóa) đã xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn trên diện tích 25,5 ha, trong đó có 7,7 ha trồng theo quy trình VietGAP đã được chứng nhận. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi thì đầu ra cho sản phẩm vẫn chưa ổn định, bấp bênh thả trôi nổi cùng những loại rau thông thường được bày bán trên thị trường.

Trao đổi về vấn đề này, nhiều HTX dịch vụ nông nghiệp cho rằng: Hầu hết các cơ sở sản xuất đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình sản xuất, có sự kiểm tra, giám sát, phân tích, đánh giá chất lượng sản phẩm của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, do sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chưa đa dạng chủng loại lại thiếu sự kết nối giữa nhà sản xuất, nhà phân phối và bán lẻ dẫn đến không điều tiết được sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường. Thêm vào đó, việc minh bạch về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm chưa được làm triệt để, thị trường trở nên “loạn ngôn” với từ an toàn và sạch. Thêm vào đó, khâu giới thiệu, quảng bá sản phẩm còn chưa được chú trọng nên dẫn đến việc đầu ra còn gặp khó khăn.

Chính những cái thiếu và yếu trong tuyên truyền, quảng bá mà thực phẩm sạch vẫn chưa có chỗ đứng bền vững. Nếu không có hướng giải quyết về vấn đề này, “ma trận” thực phẩm bẩn vẫn “bủa vây” người tiêu dùng dài dài, còn các mô hình sản xuất thực phẩm an toàn thậm chí có nguy cơ “chết yểu”.

Nguyễn Đạt



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]