(vhds.baothanhhoa.vn) - Mặc dù Chính phủ đã có quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm bảo đảm ATTP trong kinh doanh, trong đó có việc không sử dụng găng tay khi tiếp xúc với đồ ăn chín. Nhưng thực tế vẫn có không ít cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố “phớt lờ” quy định.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vẫn “vô tư” dùng tay trần bán thức ăn

Mặc dù Chính phủ đã có quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm bảo đảm ATTP trong kinh doanh, trong đó có việc không sử dụng găng tay khi tiếp xúc với đồ ăn chín. Nhưng thực tế vẫn có không ít cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố “phớt lờ” quy định.

Từ 20/10/2018, Nghị định 115 quy định xử phạt hành chính về ATTP thay thế cho Nghị định số 178 năm 2013 của Chính phủ. Trong đó, tăng mức phạt trong kinh doanh thức ăn đường phố: người bán hàng không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, không che đậy thức ăn, không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định của pháp luật để bày bán thức ăn... sẽ phải chịu mức phạt tiền lên tới 500.000 - 1.000.000 đồng.

Đến nay, sau hơn 1 tháng nghị định có hiệu lực nhưng theo quan sát của phóng viên tại nhiều tuyến phố, điểm bán hàng ăn đường phố trên địa bàn thì vẫn còn rất nhiều chủ cửa hàng không thực hiện việc che đậy, để phơi đồ ăn trên đường phố ngay cạnh cống rãnh, mặc cho bụi bẩn, rác thải từ xe cộ đi lại.Còn người bán hàng, nhân viên phục vụ vẫn vô tư dùng tay không chế biến, bán thực phẩm. Cũng có những chủ quán tuy đã đeo găng tay nhưng vừa sử dụng để bốc thực phẩm chín lẫn cả thực phẩm sống, vừa lấy tiền trả lại khách, thậm chí, họ vừa đeo găng tay, vừa cầm giẻ lau bàn...

Nhiều chủ cửa hàng, người kinh doanh không thực hiện đeo găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Tại chợ Vườn Hoa cũ, là nơi tập trung nhiều hàng quán bán các đồ ăn chín như giò chả, bún, phở, vịt quay... Đa số người bán hàng đều dùng tay không để cắt, thái và bốc thức ăn cho khách. Bà N.T.T - người bán lòng lợn chín trong khu chợ còn khẳng định không bao giờ sử dụng đến găng tay vì bất tiện, trơn trượt dễ bị cắt vào tay. Khi được hỏi về quy định và mức xử phạt, bà T khẳng định chưa biết đến quy định này và không thấy phổ biến trong khu chợ.

Nhiều chủ cửa hàng dù đã được Ban quản lý chợ tuyên truyền về quy định nhưng vẫn có “1001 lý do” biện minh cho sự vi phạm. Chị T.T.B, tiểu thương tại chợ Tân An cho biết: Nhiều khi đông khách, biết là vi phạm nhưng vẫn bỏ găng, dùng tay trần để thao tác cho dễ.

Cũng có nhiều trường hợp, để đối phó với quy định xử phạt, các tiểu thương chuẩn bị sẵn găng tay nylon trên quầy nhưng không sử dụng. Chỉ khi có lực lượng chức năng đến kiểm tra, nhắc nhở, họ mới đeo vào để đối phó.

Trước thực trạng trên, nhiều ý kiến cho rằng mức xử phạt từ 500.000 đến 1.000.000 triệu đồng đối với chủ hàng, người kinh doanh vi phạm ATTP là quá thấp. Để đảm bảo VSTP đối với hàng ăn vỉa hè, cơ quan quản lý nhà nước không chỉ tăng cường tuyên truyền, vận động, giáo dục người bán hàng, mà cần phải tăng chế tài xử phạt ở mức cao nhất có thể, thậm chí là áp dụng Luật Hình sự. Tránh việc ban hành nhiều quy định nhưng lại không triệt để trong khâu xử lý và làm mất tính răn đe, tính nghiêm minh của pháp luật.

V.A


V.A

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]