(vhds.baothanhhoa.vn) - Là một tỉnh có nguy cơ cao lây nhiễm Covid-19, nhưng Thanh Hóa đã vượt qua đại dịch với hậu quả để lại ít nhất. Đây là kỳ tích mới trên hành trình phát triển quê hương, khẳng định sự chủ động, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc của hệ thống chính trị và sự đoàn kết, tinh thần cộng đồng, chia sẻ của người dân Thanh Hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vượt qua đại dịch (Kỳ 1): Bức tường thành vững chãi ngăn đại dịch

Là một tỉnh có nguy cơ cao lây nhiễm Covid-19, nhưng Thanh Hóa đã vượt qua đại dịch với hậu quả để lại ít nhất. Đây là kỳ tích mới trên hành trình phát triển quê hương, khẳng định sự chủ động, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc của hệ thống chính trị và sự đoàn kết, tinh thần cộng đồng, chia sẻ của người dân Thanh Hóa.

Đứng trước đại dịch Covid-19 với nhiều nguy cơ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều giải pháp hữu hiệu, để tạo nên bức tường thành vững chãi ngăn chặn, không để dịch lây lan ra cộng đồng.

Đã từng xuất hiện nỗi lo

Trước đại dịch Covid-19, Thanh Hóa đối mặt với rất nhiều nguy cơ dịch xâm nhập, lây lan và bùng phát ra diện rộng. Điều đó thể hiện ở việc ca nhiễm Covid-19 đầu tiên ở tỉnh là ca bệnh xâm nhập, có lịch sử đi từ Vũ Hán (Trung Quốc) về. Nữ bệnh nhân này mắc bệnh từ rất sớm, ở giai đoạn đầu của dịch và có lịch sử tiếp xúc rộng tại nơi sinh sống. Chị là một trong số rất nhiều người dân Thanh Hóa đến Trung Quốc, hoặc tiếp xúc với người trở về từ vùng dịch Vũ Hán.

Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thì Thanh Hóa có khoảng hơn 6.000 lao động đang làm việc tại Hàn Quốc, 12.000 lao động đang làm việc tại Nhật Bản, 700 người Trung Quốc đang sinh sống và làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn... Và trong những tháng dịch bệnh bùng phát, liên quan đến các ổ dịch lớn của cả nước như Bạch Mai, Trường Sinh... Thanh Hóa có đến hàng nghìn đối tượng là F1, F2, F3. Đây là mối nguy lớn do người từ vùng dịch trở về.

Nằm ở cửa ngõ miền Trung, Thanh Hóa là nơi có nhiều đầu mối giao thông huyết mạch đi qua địa bàn, như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 15A,..., Thanh Hóa cũng có tới 213,6 km đường biên giới đất liền tiếp giáp với tỉnh Hủa Phăn (Lào), 1 cửa khẩu quốc tế Na Mèo (huyện Quan Sơn), 1 cửa khẩu quốc gia Tén Tằn (huyện Mường Lát), 1 cửa khẩu phụ Khọe (huyện Thường Xuân) và rất nhiều đường mòn lối mở; cảng biển Nghi Sơn. Xứ Thanh cũng có nhiều khu du lịch nổi tiếng thu hút hàng trăm lượt khách trong nước và thế giới đến thăm quan, nghỉ dưỡng. Nguy cơ còn đến từ việc trên địa bàn tỉnh có nhiều tuyến đường lớn nhỏ thông với các địa phương Ninh Bình, Hòa Bình, Nghệ An.

Bên cạnh đó, Thanh Hóa có nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế, có nhiều công nhân kỹ thuật và chuyên gia nước ngoài đến công tác. Trong số này, đa phần ở Trung Quốc, nơi có tâm dịch Covid-19 của thế giới - Vũ Hán. Những người này thuộc nhóm nguy cơ nguy hiểm, vì trong các nhà máy, xí nghiệp, nếu không kiểm soát tốt, họ có thể tiếp xúc với hàng nghìn công nhân.

Tình thế của Thanh Hóa trước đại dịch là rất khó khăn, như quả trứng đặt trên đầu gậy, có thể rơi vỡ bất kể lúc nào. Trong khi đó tỉnh vẫn còn gặp khó khăn do hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh còn thiếu thốn trang thiết bị y tế; kinh nghiệm chống dịch còn thiếu; nhận thức của người dân về dịch bệnh còn hạn chế, nhất là ở miền núi... Tuy nhiên, với sự chủ động, quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ giữa các huyện, thị xã, thành phố cũng như lực lượng chức năng và tinh thần đoàn kết, chia sẻ, ý thức “chống dịch như chống giặc” của nhân dân, Thanh Hóa từng bước hóa giải từng mối nguy. Giữ cho tỉnh nhà an toàn đi qua mùa dịch.

Điều trị cho bệnh nhân Covid-19 đầu tiên ở Thanh Hóa.

Đồng bộ, quyết liệt các nhóm giải pháp

Cùng với cả nước, Thanh Hóa đã thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ, triệt để các chủ trương, biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo đúng chỉ đạo của Trung ương và theo nguyên tắc: Ngăn chặn, hạn chế tối đa các nguồn lây nhiễm, nhất là từ nước ngoài; phát hiện sớm các trường hợp nhiễm bệnh; điều tra dịch tễ, phân loại, sàng lọc, cách ly chặt chẽ; khoanh vùng, dập dịch; điều trị kịp thời, hiệu quả.

Theo đó, ngay khi phát hiện ca bệnh dương tính Covid-19 đầu tiên, cả hệ thống chính trị đã cùng vào cuộc nhanh chóng dập dịch. Vào thời điểm ấy, khó có thể hình dung hết sự lo lắng, áp lực của chính quyền địa phương khi ca bệnh đầu tiên lại xuất hiện trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, chỉ mấy ngày sau, tại Yên Định nơi xuất hiện ca dương tính SAT-Covi-2 đầu tiên của tỉnh, chính quyền địa phương phối hợp với lực lượng của tỉnh triển khai rà soát và thực hiện cách ly toàn bộ những người tiếp xúc gần với bệnh nhân. Người nhà của người tiếp xúc gần với bệnh nhân cũng được rà soát, triển khai cách ly và được công khai rộng rãi tới mọi người dân, từ đó xử lý được những tin đồn thất thiệt. Đồng thời, huyện thực hiện việc phun khử khuẩn tại những nơi người bệnh tiếp xúc. Nhờ đó, chỉ sau vài ngày, tình hình đã nhanh chóng ổn định, không mất kiểm soát bởi những thông tin không đúng sự thật, gây hoang mang xã hội.

Cùng với đó, Thanh Hóa kiên trì thực hiện phương châm “3 trước” (nhận diện, chủ động phòng, chống trước; chuẩn bị phương án, phương tiện vật tư trước; phát hiện, hành động, xử lý trước), “4 tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ). Tỉnh cũng triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, triệt để các biện pháp cấp bách theo chỉ đạo của Trung ương gắn với trách nhiệm người đứng đầu theo. Vì vậy, hàng trăm trường hợp nghi nhiễm, liên quan đến ca bệnh dương tính, ổ dịch lớn được nhanh chóng xác định, theo dấu và đưa đi cách ly tập trung, không để “lọt” trường hợp nghi nhiễm nào trong cộng đồng gây lo lắng cho nhân dân. Tinh thần “chống dịch như chống giặc” được quán triệt đến tất cả các ngành, đơn vị, lực lượng chức năng. Những cá nhân, tập thể có biểu hiện lơ là, thiếu tập trung, vi phạm nguyên tắc trong công tác phòng chống dịch bị phê bình, kiểm điểm nghiêm khắc, đó là: kiểm điểm Giám đốc Bệnh viện Bỉm Sơn; tạm đình chỉ công tác 7 ngày đối với Chủ tịch UBND xã Tân Châu (huyện Thiệu Hóa).

Sự chủ động, quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc của hệ thống chính trị và tinh thần đoàn kết, chia sẻ, ý thức “chống dịch như chống giặc” của nhân dân đã tạo nên bức tường thành vững chắc ngăn đại dịch xâm nhập, lây lan.

Vân Anh


Vân Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]