09:54 04/08/2023 GMT+7
(vhds.baothanhhoa.vn) - Đã gần nửa năm trôi qua, thế nhưng thương vụ tốn nhiều giấy mực nhất bóng đá Anh thời gian gần đây, thương vụ mua lại Man United, vẫn mãi chưa đi đến hồi kết. Vậy, thương vụ này sẽ còn kéo dài đến bao giờ?

Thương vụ mua lại Man United: Khi lời yêu nói mãi không xong!

Đã gần nửa năm trôi qua, thế nhưng thương vụ tốn nhiều giấy mực nhất bóng đá Anh thời gian gần đây, thương vụ mua lại Man United, vẫn mãi chưa đi đến hồi kết. Vậy, thương vụ này sẽ còn kéo dài đến bao giờ?

Thương vụ mua lại Man United: Khi lời yêu nói mãi không xong!

Có quá nhiều câu hỏi xung quanh thương vụ mua lại Man United Man United. Nguồn: Daily Mail.

Ông bố "ảo giá" đã hại "cô con gái rượu" của mình như thế nào?

Khoảng thời gian 5 năm trước, cứ mỗi khi bước vào một quán cà phê, một nhà hàng hay một tụ điểm vui chơi nào đó của giới trẻ, chắc chắn chúng ta đã từng phải nghe “Bùa yêu” của Bích Phương, một bài hát có thể được xem là đỉnh cao của ca sĩ gốc Quảng Ninh.

Music Video (video âm nhạc-ND) của Bùa Yêu có lẽ là Music video đáng nhớ nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, không chỉ bởi nó đã lồng ghép rất nhiều ẩn ý trong đó, mà còn bởi những ẩn dụ khá thú vị liên quan tới bài hát.

Khi nghe qua lời bài hát, chúng ta đều có thể thấy đây là một lời tâm sự, một lời “thỏ thẻ” của một cô gái đang muốn dẫn dụ “crush” (người trong mộng-ND) của mình bước vào tình yêu của mình, dù bên ngoài, cô luôn thể hiện mình là người “bị động” qua cái điệp khúc cứ lặp đi lặp lại: “Yêu hay không yêu, nói một lời thôi”, như để thể hiện chàng trai mới là người chủ động trong tình yêu và là người “săn lùng” cô như cái cách anh chàng trong MV của “Bùa yêu” theo đuổi nhân vật nữ chính, một “ma nữ” dựa trên tác phẩm điện ảnh kinh điển “Con ma nhà họ Hứa” từng “gây bão” một thời ở Sài Gòn trước kia.

Man United, cũng một phần nào đó giống như cô gái trong bài hát “Bùa yêu” của Bích Phương vậy, chỉ có điều, “cô nàng” Man United lại là một cô gái “quá lứa lỡ thời” có một đàn con luôn sốt ruột đợi ngày mẹ của chúng rơi vào tay đám đại gia “lắm tiền nhiều của”.

Có một điều khá bi hài, đó là “ông ngoại” của đàn con mang tên “NHM Man United” này cũng có phần “ảo tưởng” về giá trị thực của “cô con gái rượu”. Cụ thể, theo những nguồn tin thân cận của The Athetic, một trong những lý do khiến nhà Glazer rao bán Man United hồi tháng 11 năm ngoái đó là vì họ tin rằng thông tin này sẽ khiến các “ông hoàng kinh doanh” của thế giới hay những quỹ đầu tư quốc gia lên tới hàng trăm triệu, thậm chí là hàng trăm tỷ đô la của các vị đại gia lắm tiền nhiều của ở Ả Rập phải để mắt tới vì những món lợi tới từ một “đế chế thương hiệu” từng làm mưa làm gió ở sân chơi cao quý nhất bóng đá Anh cũng như Châu Âu. Nếu không làm được điều đó, chắc chắn những gã “bố đường” này sẽ không thể nào vác mặt đến Davos, nơi luôn được coi là “chiến trường” của giới tài chính thế giới.

Thương vụ mua lại Man United: Khi lời yêu nói mãi không xong!

Căn bệnh "ảo giá" đã khiến nhà Glazer lâm vào thế khó trong thương vụ bán Man United. Nguồn: The Athletic.

Thế nhưng, thay vì có được một thương vụ có thể lên tới 6,1 tỷ bảng như dự tính của các ông chủ nhà Glazer, thứ mà gia tộc này nhận được chỉ là một cuộc đua “song mã” giữa hai “tay đua” không sẵn sàng chi hơn 4,6 tỷ bảng cho một CLB mới chỉ vài ngày trước khi công bố thương vụ rao bán còn có giá ít hơn nửa số tiền mà họ bỏ vào. Nói cách khác, cả hai sợ “mất mặt” vì tiêu tiền hơn là không tiêu tiền.

Và thế là nhà Glazer giờ đây lâm vào thế khó: chưa thể bán được cho bất cứ ai trong số hai ông “bố đường” INEOS và Foundation 92.

Vì sao người Qatar chưa đến ?

Xuyên suốt thương vụ này, cánh báo chí và truyền thông Châu Âu cũng như truyền thông Qatar luôn thể hiện rõ các vị vương tử tới từ xứ sở dầu mỏ đang là những người chiếm ưu thế, nhất là khi họ có được sự hậu thuẫn của Nasser Al-Khelaifi, ông chủ của PSG, người luôn là gương mặt đàm phán chính trong thương vụ này. Thậm chí, báo chí Qatar còn tự tin đến mức giật hẳn một dòng tít: “Sheikh Jassim sẽ sở hữu Man United trong vài giờ tới”.

Thế nhưng, tất cả đã rơi vào thế “việt vị”!

Vậy, vì sao nhà Jassim Al Thani vẫn chưa thể có được Man United? Tất cả xuất phát từ nhà Glazer. Cụ thể, theo trang tin The Athletic, ban đầu, các ông chủ “dự kiến” của Man United, gia đình vương tử Jassim Al Thani, luôn thể hiện quyết tâm mua lại hoàn toàn Man United chứ không chỉ đơn thuần là mua lại một vài phần trăm cổ phần như các ông chủ của Arsenal đã làm trong quá khứ. Thậm chí, đã có lúc gia đình hoàng gia Qatar nâng giá mua để đạt được điều này. Thế nhưng, những gì mà họ nhận được chỉ là cái lắc đầu đầy lạnh lùng của gia đình Glazer, những người vẫn muốn giữ lại chút quyền lực ở sân Old Trafford.

Nhà Glazer ham quyền lực là thế, nhưng không có nghĩa là gia đình hoàng gia Qatar hoàn toàn “trong sạch”. Cụ thể, theo The Athletic, kể từ khi thương vụ này nổ ra cho tới thời điểm tháng 7 năm nay, đã có hàng loạt câu hỏi được đặt ra như: quỹ Nine Two do ai đứng sau? Sheikh Jassim là người như thế nào? Cha của ông, ngài Hamid Bin Jassim có “giật dây” thương vụ này hay không? Nhưng câu hỏi lớn nhất vẫn là: rút cục ngài Nasser Al Khelaifi khả kính của sân Parcs De Princes có nhiệm vụ gì trong thương vụ này?

Thương vụ mua lại Man United: Khi lời yêu nói mãi không xong!

Cho đến nay, người ta vẫn chưa thể biết được vai trò thực sự của ngài Nasser Al Khelaifi trong thương vụ này là gì? Nguồn: CNN.

Những câu hỏi về thân thế vương tử Sheikh Jassim đã có câu trả lời từ lâu, nhưng cái nhân vật mang tên Sheikh Jassim cho tới nay vẫn “bặt vô âm tín” khi Raine, trung gian giữa các bên mua lại Man United và nửa đỏ thành Manchester, cố gắng liên lạc với vương tử người Qatar này. Thậm chí, khi đội chủ sân Old Trafford mời các ứng viên tiềm năng đến tham quan sân Old Trafford, vị vương tử người Qatar này tiếp tục vắng mặt.

Cũng chính vì sự “yên ắng” tới kỳ lạ này của nhà Jassim mà nhiều “thuyết âm mưu” về một sự thông đồng giữa 92 Foundation và Al Khelaifi đã bắt đầu lan truyền. Theo một số nguồn tin “lá cải”, thương vụ mua lại Man United là một thương vụ cấp nhà nước. Bởi lẽ, Al Khelaifi, người đàm phán chính trong thương vụ này, là chủ tịch của cả Qatar Investment Authority, quỹ đầu tư công của Qatar, và Qatar Sport Investment, đơn vị chuyên trách về thể thao của quốc đảo giàu có vùng Ả Rập này.

Đương nhiên, sự tò mò này không chỉ tới từ cánh nhà báo, mà còn tới từ các đội bóng đối địch với Man United, những người luôn muốn biết liệu dự án này có minh bạch hay không? Liệu 92 Foundation có phải là một dự án cấp nhà nước hay không?

UEFA, cơ quan quyền lực nhất bóng đá Châu Âu cũng bắt đầu thực hiện một cuộc điều tra về việc liệu Qatar có đang tìm cách “thu về một mối” PSG và Man United hay không? Tuy nhiên, cho tới nay, cơ quan này vẫn chưa tìm ra một bằng chứng nào cho những kết luận kể trên.

"Lều báo" xử lý ra sao?

Như đã nói ở trên, đây là một thương vụ tốn giấy mực nhất lịch sử bóng đá Anh. Không chỉ bởi Man United là một thương hiệu lâu đời, một CLB giàu truyền thống đang trong giai đoạn cải tổ sâu rộng dưới thời HLV Erik Ten Hag. Vì vậy, cánh nhà báo, dù là ở Anh hay ở chính Việt Nam chúng ta, luôn phải theo sát từng diễn biến, từng chi tiết xung quanh thương vụ đình đám này.

Từng dòng tít, từng dòng dự đoán, từng diễn biến đều được đem ra mổ xẻ, nhận định rồi sau đó lại đi vào ngõ cụt trong sự bực bội của người hâm mộ Man United. Mọi thứ tệ đến mức từ chỗ “kén cá chọn canh” giữa rất nhiều sự lựa chọn, NHM Man United, đặc biệt là ở Việt Nam, thậm chí muốn Sir Jim Ratcliffe, ông chủ của tập đoàn dầu khí INEOS, một trong hai ông chủ “tiềm năng” của Man United trong tương lai, nhanh chóng “chốt hạ” thương vụ này để nó không còn dai dẳng như trước.

Theo đuổi từng dòng tin của thương vụ này đã mệt, cánh nhà báo của “xứ sở Sương mù” còn gặp phải một “cơn ác mộng” khác, đó là những câu hỏi dồn dập của những người hàng xóm, đặc biệt là những người hàng xóm là NHM nhiệt thành của Man United. Một nạn nhân của điều này đó là Matt Slater, người đang công tác ở trang tin The Athletic, và trước đó là đài truyền hình BBC.

Những tâm sự “bi hài” dưới đây của Matt Slater sẽ là lời kết cho bài viết về thương vụ “đổi chủ” dai dẳng nhất lịch sử bóng đá Anh này.

Thương vụ mua lại Man United: Khi lời yêu nói mãi không xong!

Matt Slater (bìa phải), "nạn nhân" của thương vụ đổi chủ đình đám nhất bóng đá Anh. Nguồn: Prolific North.

“Sau câu hỏi”Cậu có khỏe không“cùng một vài câu xã giao khác, cái câu hỏi tôi được hỏi nhiều nhất vẫn sẽ là:”Cái thương vụ chuyển giao của Man United tới đâu rồi hả anh nhà báo?".

Chắc do nơi tôi sống (Matt Slater là một cư dân Manchester chính cống-ND), hay cũng bởi cái nghề báo của tôi (Vì vậy, chẳng có ai hỏi vợ tôi cả. Dù cũng có vài người NHM Man United xung quanh làng hỏi vợ tôi xem tôi có “xì đểu” vài thông tin mật cho cô ấy hay không)? Tôi xin khẳng định rằng tôi không lười, tôi không bịa đặ đâu, nhưng cái thương vụ này chỉ có vài người là thực sự biết mà thôi, đó là 6 người con của Malcolm Glazer, người mua lại Man United vào năm 2005"!.

KDNX

Nguồn tư liệu, hình ảnh: The Athletic, CNN, Prolific North...


KDNX

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]