(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Bỏ cuộc chơi - câu chuyện ngỡ như đùa nhưng lại là sự thực ở Đại hội Thể thao khu vực Đông Nam Á lần thứ 29 (SEA Games 29) khi mà ở nội dung cầu mây dành cho nữ, đội tuyển Indonesia đã quyết định dừng cuộc chơi để phản đối quyết định của trọng tài.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Câu chuyện SEA Games 29: Bỏ cuộc chơi - chuyện ‘ngỡ như đùa’ ở bộ môn Cầu mây nữ

(VH&ĐS) Bỏ cuộc chơi - câu chuyện ngỡ như đùa nhưng lại là sự thực ở Đại hội Thể thao khu vực Đông Nam Á lần thứ 29 (SEA Games 29) khi mà ở nội dung cầu mây dành cho nữ, đội tuyển Indonesia đã quyết định dừng cuộc chơi để phản đối quyết định của trọng tài.

“Điểm đen” trong công tác tổ chức cũng như cách hành xử này bắt nguồn từ tình huống phát bóng của đội tuyển xứ Vạn đảo. Cho rằng vận động viên người Indonesia phạm lỗi, tổ trọng tài điều khiển trận đấu đã ghi điểm cho Malaysia và đổi quyền giao bóng về phía đội chủ nhà. Cần nói thêm đây là tình huống ở hiệp 2, Indonesia đang dẫn 16-10, còn ở hiệp đấu trước, đội khách chỉ chịu thất thủ với tỉ số sát nút 20-22. Nhưng thông số cho thấy các học trò của HLV Asry Syam không hề lép vế so với đối thủ và khả năng họ lật ngược tình thế là hoàn toàn có thể xảy ra. Ấy thế nhưng, thày trò ông Asry Syam lại hành xử theo cách “chẳng giống ai”. Họ lũ lượt dời thảm đấu bất chấp thuyết phục tiếp tục thi đấu từ phía Ban tổ chức. Hệ quả là đội tuyển Indonesia bị “xử nóng” thua 0-2 chung cuộc.

Trước hết phải thấy rằng, sự thiên vị là từ trọng tài dành cho nước đăng cai đã và đang tiếp tục là vấn đề “nóng” ở SEA Games lần này. Nhưng nếu nhìn nhận một cách khách quan thì mọi sự thiếu công tâm không phải lúc nào cũng dẫn đến… chủ nhà SEA Games. Lấy dẫn chứng từ trường hợp VĐV đấu kiếm Việt Nam - Nguyễn Xuân Lợi. Theo nhận định của ông Phùng Lê Quang - Trưởng bộ môn Đấu kiếm (Tổng cục TDTT) thì tại trận bán kết, khi điểm số đang cân bằng ở mức 14-14, ở đường kiếm quyết định, Xuân Lợi đã bị trọng tài “xử ép” khi công nhận điểm số cho đối phương. Theo lẽ thường, giọt nước mắt tức tưởi của tay kiếm này sẽ châm ngòi cho những đợt “tổng công kích” từ BHL đội tuyển Đấu kiếm cũng như truyền thông nước nhà. Song điều này đã không xảy ra bởi đối thủ của Xuân Lợi là VĐV người Thái Lan. Đồng nghĩa chuyện “xử ép” (nếu có) kia chỉ là “lỗi năng lực” chứ không bắt nguồn từ “tư tưởng”.

Chưa hết, bất bình là một chuyện, còn phản ứng thế nào lại là chuyện khác. Dẫu cảm thông, chia sẻ với những uất ức của đội tuyển cầu mây Indonesia nhưng thật khó đồng tình với cách hành xử bột phát, thiếu chuyên nghiệp của họ. Hãy xem Trưởng đoàn Bóng đá Thái Lan - bà Watanya Wongopasi- chọn giải pháp khá đúng mực là gửi đơn kiến nghị lên BTC về tình huống tiền đạo U22 Thái Lan Chaiyawat trả đũa hậu vệ Campuchia dẫn tới chiếc thẻ đỏ trực tiếp. Cách hành xử này dù rất ôn hòa nhưng vẫn có đủ độ “cứng rắn” cần thiết. Chắc chắn BTC giải bóng đá nam SEA Games 29 sẽ phải tiếp nhận đơn kiến nghị của người đứng đầu đội bóng xứ Chùa Vàng một cách nghiêm túc.

Sự thiếu sòng phẳng của SEA Games không chỉ biểu hiện ở tầm “vĩ mô” như công tác tổ chức, điều hành mà còn xuất hiện cả ở những điều tưởng chừng rất vụn vặt: Sắp xếp sân tập, nơi ăn chốn ở thiếu hợp lý cho VĐV khách. Và đáng nói hơn, với những gì đã diễn ra ở nội dung Cầu mây nữ, sẽ chẳng có gì quá lời khi nói, không chỉ “chủ” mà ngay cả “khách” cũng đang chung tay biến SEA Games thành một “ao làng” đúng nghĩa!

Thanh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]