(vhds.baothanhhoa.vn) - "Thiên tài tập thể” là một cuốn sách bàn về tinh thần lãnh đạo và đổi mới. Đúng hơn là vai trò của lãnh đạo trong việc tạo dựng một tổ chức sáng tạo hơn. Qua quá trình nghiên cứu một loạt cá nhân và tổ chức đa dạng, nhóm tác giả đã quan sát và nhận diện được một quan điểm nhất quán đến bất ngờ về vai trò của nhà lãnh đạo trong công cuộc đổi mới.

Thiên tài tập thể - lãnh đạo đổi mới và sáng tạo

"Thiên tài tập thể” là một cuốn sách bàn về tinh thần lãnh đạo và đổi mới. Đúng hơn là vai trò của lãnh đạo trong việc tạo dựng một tổ chức sáng tạo hơn. Qua quá trình nghiên cứu một loạt cá nhân và tổ chức đa dạng, nhóm tác giả đã quan sát và nhận diện được một quan điểm nhất quán đến bất ngờ về vai trò của nhà lãnh đạo trong công cuộc đổi mới.

Thiên tài tập thể - lãnh đạo đổi mới và sáng tạo

Có thể tóm gọn điều đó như sau: Thay vì cố gắng đặt ra một tầm nhìn và tự mình tạo ra sự đổi mới, nhà lãnh đạo đổi mới sẽ thiết lập một nơi chốn - một bối cảnh - một môi trường, mà ở đó tất cả mọi người đều sẵn sàng và đủ khả năng làm việc chăm chỉ hết mình theo đòi hỏi của việc giải quyết vấn đề sáng tạo. Đúng là việc của họ chính là dọn sẵn sân khấu chứ không phải biểu diễn trên sân khấu ấy.

Những chương đầu tiên của cuốn sách mở ra bằng những phân tích sâu sắc về Pixar Animation Studios - một công ty sở hữu bề dày lịch sử đổi mới sáng tạo đáng gờm. Những chương tiếp sau đi sâu vào những hành động cụ thể mà các nhà lãnh đạo đổi mới thực hiện để nuôi dưỡng hạt mầm thiên tài sáng tạo. Đó là việc các nhà lãnh đạo đã làm gì để tạo ra những tổ chức sẵn sàng đổi mới sáng tạo. Cũng như cách họ tạo ra những tổ chức đủ khả năng đổi mới sáng tạo.

Nhóm tác giả cũng tìm ra ba khía cạnh cốt lõi trong quá trình đổi mới đó là: hợp tác, học hỏi thông qua khám phá và ra quyết định tích hợp. Đúng như họ đã gọi tên: Nghệ thuật và thực hành để dẫn dắt sự đổi mới với dẫn chứng là hành động thực tế của các nhà lãnh đạo.

Đi tìm câu hỏi từ một câu chuyện truyền cảm hứng ở Công ty Pixar Animation Studios, nhóm tác giả đã khám phá ra rằng, mỗi một bộ phim là hàng vạn ý tưởng; ý tưởng hiện hữu trong từng câu chữ; trong cách thể hiện của mỗi câu thoại; trong cách thiết kế các nhân vật, đạo cụ trang phục và bối cảnh; trong vị trí đặt máy quay trong màu sắc ánh sáng và nhịp điệu.

Và những người đứng đầu Công ty Pixar luôn tin rằng: Tương lai của nghệ thuật lãnh đạo chính là tạo điều kiện cho mọi người theo đuổi những gì mà sâu thẳm trái tim họ tin là đúng. Lãnh đạo giờ đây không phải là kiểu người hô hào: hãy đi theo tôi, tôi biết đường...

Trong các chương tiếp theo, nhóm tác giả đã đề cập tới câu chuyện truyền cảm hứng của Vineet Nayar đã biến một doanh nghiệp máy tính đang chết dần ở Ấn Độ thành một công ty cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin đột phá và năng động ở tầm quốc tế.

Nayar đã làm gì? Đầu tiên là ngừng làm việc theo phương pháp cũ. Đó là dọn dẹp nhà mình đâu vào đó; tái lập lại những giá trị mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng; tập trung vào những hợp đồng lớn. Để biến những điều này thành hiện thực, ông đã đặt ra các thử thách đầu tiên: quyết tâm theo đuổi những thương vụ lớn và không để vuột khỏi tầm tay bởi các đối thủ khác. Sự chuyển mình từ năm 2005 đến năm 2013 dưới thời của Vineet Nayar đã biến công ty thành thương hiệu đáng gờm của không chỉ riêng Ấn Độ đến từ sự thay đổi thứ bậc quản lý và tư duy quản trị. Đó được gọi tên là: nhân viên là số 1; khách hàng là thứ 2. Ai cũng cảm thấy mình đóng vai trò quan trọng là nhân tố cấu thành tạo nên thành công của tập thể.

Rõ ràng là những nhà lãnh đạo đổi mới; chính họ đã thay đổi tư duy đầu tiên; thay vì đặt ra câu hỏi chúng ta đang đi đâu thì câu hỏi mới chính là: chúng ta là ai, tại sao chúng ta tồn tại? Sức ép ấy đã đặt lên vai tất cả mọi người và buộc mọi người cùng thay đổi. Lãnh đạo thiên tài chính là nhìn thấu được mảnh ghép thiên tài ở mỗi cá nhân. Khi tạo được môi trường, chính họ sẽ tự động kết hợp tài năng và giải quyết bài toán của sự đổi mới?

Câu hỏi tiếp theo rất quan trọng đó là, đứng trước những ngã ba đường, những thử thách và áp lực, vậy đâu là tố chất cần có của những nhà lãnh đạo đổi mới. Thứ nhất, họ cần hiểu rằng sáng tạo là tự nguyện, không ai có thể ép buộc người khác cống hiến. Và chỉ khi mọi người hoàn toàn cởi mở cả về tư duy lẫn cảm xúc, thì mới có thể đưa ra được sáng kiến tốt nhất hoặc chịu được cảm giác mong manh, dễ vỡ và lo lắng kiệt quệ mà quá trình sáng tạo gây ra.

Nhưng đó chỉ là bước đầu, còn duy trì một cộng đồng có khả năng đột phá thì cần các yếu tố mục đích, giá trị chung và nguyên tắc tham gia. Vậy các bước tiếp theo là gì? Theo khuyến nghị, bạn nên tự tìm đọc và tự thực hành.

Cuốn sách góp phần thay đổi rất nhiều quan niệm về lãnh đạo đổi mới của thời kỳ mà tính bất định mơ hồ dường như chiếm trọn tâm trí mọi người. Song đi mãi thì thành đường thôi, quan trọng là có khát vọng mở đường và dám đặt chân những bước đầu tiên. “Thiên tài tập thể” ở một góc độ nào đó là nhìn ra phẩm chất thiên tài trong mỗi người để hình thành giá trị mới - giá trị đổi mới và sáng tạo cho tổ chức.

Sách là trí tuệ của nhóm cộng sự: Linda A. Hill - nhà dân tộc học ngành quản trị kinh doanh tại Trường Kinh doanh Harvard; Grey Brandeau - cựu Phó Chủ tịch công nghệ của Công ty Pixar; Emily Truelove - Phó Giáo sư ngành quản trị kinh doanh tại Trường Kinh doanh Harvard và Kent Lineback - nhà điều hành, tác giả sách bán chạy nhất.

Nguyễn Hường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]