Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Vẫn còn những khó khăn
(Baothanhhoa.vn) - Năm học 2024-2025 là năm thứ 4 ngành giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018. Tuy nhiên, đến nay, các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo viên... dạy học chương trình mới vẫn còn nhiều khó khăn.
Thầy, trò Trường TH&THCS Bình Lương (Như Xuân) trong giờ học.
Trong Chương trình GDPT 2018, các môn học thể hiện sự tích hợp gồm: Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, 2, 3); Lịch sử và Địa lý (từ lớp 4 đến lớp 9); Khoa học (ở lớp 4, 5); Khoa học tự nhiên (ở lớp 6, 7, 8, 9). Trong đó, 2 môn Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên là những môn thể hiện rõ nhất sự “tích hợp” trong Chương trình GDPT 2018.
Tại Trường TH&THCS Bình Lương, xã Bình Lương (Như Xuân), thầy giáo Nguyễn Thanh Hà, phó hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Chương trình GDPT 2018 đang được thực hiện đồng bộ từ lớp 1 đến lớp 9. Việc thực hiện giảng dạy môn Lịch sử và Địa lý ở bậc tiểu học thuận lợi hơn so với bậc THCS. Lý do là bởi bậc tiểu học, giáo viên được đào tạo để giảng dạy nhiều môn học. Còn bậc THCS tuy Lịch sử và Địa lý là môn tích hợp, nhưng do chưa có giáo viên được đào tạo để đảm nhiệm dạy môn học nên nhà trường vẫn phải phân công 2 giáo việc đảm nhận 2 phân môn Lịch sử và Địa Lý. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc bố trí, sắp xếp chuyên môn. Ngoài ra, trang thiết bị, đồ dùng dạy học Chương trình GDPT 2018 mới được trang cấp đến lớp 2 đối với bậc tiểu học và lớp 6 đối với bậc THCS gây ra nhiều khó khăn cho việc đồng bộ giữa việc học lý thuyết và thực hành.
Tương tự tại Trường THCS Đông Thọ, phường Đông Thọ (TP Thanh Hóa), nhà trường hiện có 1.450 học sinh với 29 lớp. Thầy Chu Đăng Phan, Hiệu trưởng Trường THCS Đông Thọ chia sẻ: Đối với việc dạy học môn tích hợp, nhà trường cũng gặp phải những khó khăn chung của toàn ngành như thiếu trang thiết bị, đồ dùng dạy học.
Môn học Khoa học tự nhiên được tích hợp từ 3 môn là Vật lý, Hóa học và Sinh học. Đối với môn học này, các em học sinh chỉ cần sử dụng 1 quyển sách giáo khoa thay vì 3 quyển như trước đây. Tuy nhiên, do chưa có “giáo viên tích hợp" được đào tạo chuẩn chuyên môn theo yêu cầu của Chương trình GDPT 2018, nên các giáo viên vẫn phải đảm nhiệm theo từng phân môn của môn học. Cùng với đó, thời khóa biểu vẫn được chia riêng biệt, đến tiết môn nào, thầy, cô phụ trách môn đó sẽ trực tiếp giảng dạy. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học tại các nhà trường, nhất là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Thực tế cho thấy, để triển khai giảng dạy 2 môn tích hợp này, phần lớn các trường THCS trong tỉnh đều phân công 2 đến 3 giáo viên cùng giảng dạy.
...đến nhiều khó khăn chung
Trường TH&THCS Bình Lương hiện đã có các phòng chức năng như phòng Khoa học tự nhiên, phòng Tin học. Đồng thời, tất cả 21 phòng học đều được trang bị tivi thông minh kết nối internet. Tuy nhiên, do là trường có 2 cấp học, khu tiểu học cách khu THCS 300 - 400m và khu tiểu học lại có thêm khu lẻ ở vị trí khác, trong khi các phòng bộ môn lại ở khu THCS nên rất khó khăn trong việc học thực hành môn Tin học. Nhà trường đã khắc phục bằng cách: Đối với những tiết học lý thuyết, học sinh sẽ học tại lớp, còn đối với tiết thực hành ở khu lẻ, xa trung tâm, điều kiện đi lại khó khăn thì giáo viên Tin học sẽ mượn máy tính xách tay của đồng nghiệp trong trường để cho học sinh thực hành.
Viên chức Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Như Xuân Lê Bá Tâm, cho biết: Toàn huyện hiện có 6 trường 2 cấp học ở 2 khu khác nhau dẫn đến việc chỉ có 1 khu có phòng chức năng, còn 1 khu không có. Trên danh nghĩa trường đã có đầy đủ các khu, phòng chức năng nhưng trên thực tế lại vẫn thiếu, gây khó khăn trong việc dạy và học các tiết thực hành.
Để đáp ứng các điều kiện dạy học Chương trình GDPT 2018, Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã có tờ trình gửi UBND tỉnh phê duyệt dự toán mua sắm thiết bị dạy học cho các lớp 3, 7, 10, dự kiến hoàn thành trong kỳ 1 năm học 2024-2025, với kinh phí khoảng 200 tỷ đồng. Đây được xem là “tín hiệu vui" đối với các nhà trường. |
Ngoài ra, cũng giống như nhiều huyện, thị khác trong tỉnh, Như Xuân hiện vẫn còn thiếu giáo viên Tin học. Do đó, phòng đã bố trí, sắp xếp giáo viên Toán Tin, Lý Tin dạy Tin học; điều giáo viên liên trường, liên cấp để đảm bảo học sinh từ lớp 3 trở lên được học Tin học theo yêu cầu của Chương trình GDPT 2018. Đồng thời, sắp xếp thời khóa biểu môn Tin học cùng vào 1 buổi ở cùng 1 trường để đảm bảo điều kiện đi lại, dạy học cho giáo viên dạy môn Tin học.
Tình trạng khó khăn về cơ sở vật chất dạy học Chương trình GDPT 2018 cũng diễn ra tại Trường THCS Hải Long (Như Thanh).
Thầy Tô Quang Thắng, Hiệu trưởng Trường THCS Hải Long chia sẻ: Nhà trường hiện có đầy đủ các phòng chức năng nhưng do được xây dựng từ lâu nên diện tích phòng không đủ theo quy định, ngoài ra, nhiều phòng đã xuống cấp. Trường hiện còn thiếu khu hiệu bộ (khu hiệu bộ hiện có đã xuống cấp), thiếu nhà đa năng, nhà công vụ...
Để đáp ứng các điều kiện dạy học Chương trình GDPT 2018, Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã có tờ trình gửi UBND tỉnh phê duyệt dự toán mua sắm thiết bị dạy học cho các lớp 3, 7, 10, dự kiến hoàn thành trong kỳ 1 năm học 2024-2025, với kinh phí khoảng 200 tỷ đồng. Đây được xem là “tín hiệu vui" đối với các nhà trường. Đồng thời với đó, trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT có thể cũng sẽ có những điều chỉnh đối với việc dạy học môn tích hợp ở bậc THCS. Những điều chỉnh nếu có sẽ được thực hiện theo tinh thần không ảnh hưởng đến sự chuẩn bị trong thời gian qua và không gây xáo trộn cho các nhà trường, phù hợp với yêu cầu đổi mới GD&ĐT theo tinh thần Chương trình GDPT 2018.
Bài và ảnh: Linh Hương
{name} - {time}
-
2024-11-21 10:02:00
Thận trọng với đồ ăn vặt trước cổng trường
-
2024-11-20 06:38:00
Cô giáo cuộc đời tôi...
-
2024-10-20 11:16:00
Xây dựng “Trường học hạnh phúc lấy trẻ làm trung tâm” ở Trường Mầm non Hoằng Quỳ
Giáo viên vẫn được dạy thêm
Hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Thu hút đầu tư vào hệ thống giáo dục ngoài công lập vẫn khó
Điểm nhấn chất lượng giáo dục của một trường huyện
Chuyện học ở Ché Lầu
Lan tỏa hành động đẹp của thiếu nhi xứ Thanh
Nỗ lực kiên cố hóa trường, lớp
Hướng đi được nhiều bạn trẻ lựa chọn
Trăn trở chuyện dạy thêm, học thêm