(vhds.baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa là một tỉnh rộng lớn, có cả vùng núi - trung du, đồng bằng và ven biển. Riêng vùng núi - trung du chiếm tới hơn 2/3 diện tích và chủ nhân cư ngụ trên diện tích rộng lớn ấy là 6 cộng đồng dân tộc ít người có tổng dân số chỉ bằng 1/5 người Kinh. Họ đã tạo dựng nên kho tàng văn hóa phong phú, trong đó, phải kể tới kho tàng văn học đặc sắc.

Tọa đàm văn học miền núi Thanh Hóa

Thanh Hóa là một tỉnh rộng lớn, có cả vùng núi - trung du, đồng bằng và ven biển. Riêng vùng núi - trung du chiếm tới hơn 2/3 diện tích và chủ nhân cư ngụ trên diện tích rộng lớn ấy là 6 cộng đồng dân tộc ít người có tổng dân số chỉ bằng 1/5 người Kinh. Họ đã tạo dựng nên kho tàng văn hóa phong phú, trong đó, phải kể tới kho tàng văn học đặc sắc.

Tọa đàm văn học miền núi Thanh Hóa

Toàn cảnh tọa đàm “Văn học miền núi Thanh Hóa”.

Trong khuôn khổ của chương trình tọa đàm "Văn học miền núi Thanh Hóa" do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức sáng ngày 21/11, các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ đã tập trung nghiên cứu, đánh giá tác phẩm của các tác giả miền núi, đặc biệt là giai đoạn từ sau năm 1975 đến nay. Tọa đàm văn học miền núi Thanh Hóa

Nhà nghiên cứu Trịnh Vĩnh Đức khai mạc tọa đàm.

Gần 50 năm qua, những cây bút thuộc đội ngũ văn học miền núi đã xây dựng nhiều thế hệ. Sớm nhất là nhóm: Vương Anh, Hà Thị Cẩm Anh, Bùi Nhị Lê... (dân tộc Mường) xuất hiện ngay từ những ngày đầu thành lập Hội VHNT tỉnh. Thế hệ kế tiếp là nhóm: Bùi Nhị Lê, Bùi Kim Quy, Cao Sơn Hải, Bùi Chí Hăng... xuất hiện những thập kỷ cuối thế kỷ XX. Nhóm thế hệ thứ ba xuất hiện ở thế kỷ XXI: Trương Thị Mầu, Cao Nguyên Quyền, Phạm Tú Anh, Phạm Thị Kim Khánh, Phạm Tiến Triều, Phạm Xuân Sinh, Bùi Xuân Tứ (dân tộc Mường); Hà Văn Thương, Quách Lan Anh, Phạm Xuân Cừ, Phạm Hà May, Cao Hồng Minh, Hà Nam Ninh, Cao Bằng Nghĩa, Lương Xuân, Lò Thị Tú Oanh (dân tộc Thái); Lê Anh Hồng (dân tộc Thổ); Lâu Văn Mua (dân tộc Mông).

Trong khoảng thời gian 50 năm ấy, trong hành trình phát triển của văn học cũng có đóng góp của các cây bút miền núi. Đặc biệt, có những cây bút vẫn hoạt động bền bỉ với một sức viết dẻo dai hiếm có như: Vương Anh, Hà Thị Cẩm Anh, Cao Sơn Hải... Bên cạnh đó đã bật ra những cái tên mới nhưng nhanh chóng để lại ấn tượng rõ nét trên thi đàn, như: Phạm Tú Anh, Phạm Thị Kim Khánh, Phạm Tiến Triều, Lâu Văn Mua...

Tọa đàm văn học miền núi Thanh Hóa

Nhà nghiên cứu Lê Như Bình trình bày tham luận “Những chuyện tâm tình của nhà thơ xứ Mường”.

Tọa đàm văn học miền núi Thanh Hóa

TS. Mai Thị Hạnh Lê trình bày tham luận “Sắc thái Mường trong thơ của một số tác giả Mường đương đại”.

20 tham luận tập trung vào các tác giả miền núi hiện đã và đang cống hiến trong sáng tạo nghệ thuật, đóng góp vào sự vận động phát triển của Hội VHNT tỉnh nhà. Các tham luận chụm lại ở hai hướng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề khái quát, với các bài viết: Về bộ phận văn học miền núi ở Thanh Hóa của Lâm Bằng; Văn học miền núi Thanh Hóa trong dòng chảy văn học hiện đạicủa Trịnh Vĩnh Đức; Trực cảm sinh thái trong tác phẩm của các cây bút Mường xứ Thanhcủa Hỏa Diệu Thúy. Và nghiên cứu vào các tác giả, tác phẩm cụ thể, như: Hà Thị Cẩm Anh, Cao Sơn Hải, Phạm Thị Kim Khánh, Trương Thị Mầu, Phạm Tiến Triều...

Các bài viết ngoài việc tìm ra đặc điểm riêng của mỗi cây bút, còn rất ý thức tìm đến việc giữ gìn bản sắc dân tộc trong tác phẩm của các cây bút. Tính dân tộc không chỉ ở hình thức, thủ pháp nghệ thuật, mà còn là vấn đề tính chất dân tộc trong văn học.

Từ tọa đàm này, các nhà văn, nhà nghiên cứu đã đặt ra vấn đề bảo tồn, khai thác và di dưỡng tính dân tộc trong sáng tác văn học.

Kiều Huyền


Kiều Huyền

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]