(vhds.baothanhhoa.vn) - Làm thế nào để có thể quản lý thời gian, nâng cao hiệu suất làm việc trong bối cảnh đòi hỏi chúng ta phải trở thành những người mẫn cán, đa-zi-năng? Làm thế nào để mỗi ngày đi làm là một ngày vui, ý nghĩa, hiệu quả chứ không phải “chết chìm” trong ngồn ngộn deadline (thời hạn hoàn thành công việc cụ thể)? Cuốn sách “Tối không chạy deadline, sáng không ngại đi làm” của tác giả Takashi Torihara (Thủy Đinh dịch, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân liên kết Công ty TNHH Văn hóa và Truyền thông 1980 Books ấn hành) ra đời để trả lời cho những câu hỏi ấy.

Tối không chạy deadline, sáng không ngại đi làm

Làm thế nào để có thể quản lý thời gian, nâng cao hiệu suất làm việc trong bối cảnh đòi hỏi chúng ta phải trở thành những người mẫn cán, đa-zi-năng? Làm thế nào để mỗi ngày đi làm là một ngày vui, ý nghĩa, hiệu quả chứ không phải “chết chìm” trong ngồn ngộn deadline (thời hạn hoàn thành công việc cụ thể)? Cuốn sách “Tối không chạy deadline, sáng không ngại đi làm” của tác giả Takashi Torihara (Thủy Đinh dịch, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân liên kết Công ty TNHH Văn hóa và Truyền thông 1980 Books ấn hành) ra đời để trả lời cho những câu hỏi ấy.

Tối không chạy deadline, sáng không ngại đi làm

Giữa nhịp sống hối hả, trong sự thúc giục của thời đại công nghệ 4.0, khái niệm deadline dường như đã quá quen thuộc với mỗi chúng ta, nhất là thế hệ gen Z. Thậm chí, deadline đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống.

Deadline ấy có thể do người khác đặt ra cho mình, cũng nhiều khi là do chính mình tự đặt lên vai. Mọi ái-ố-hỉ-nộ cũng từ đó mà thành. Vui vì có deadline (tức là có việc để làm, có tiền để tiêu, có sự nghiệp để phấn đấu), khổ vì những khi deadline dí cho “chạy sấp mặt” hoặc quá mệt mỏi, chán chường, cáu bẳn vì deadline nọ nối deadline kia như đang tấu điệp khúc, tưởng như không một kẽ hở để hít thở cho đàng hoàng... Chúng ta rối rắm trong nỗi băn khoăn: Làm sao để nâng cao tốc độ làm việc mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng? Liệu rằng có cách nào để cân bằng được cả hai?

Và rồi, trước thực tế đầy hỗn độn ấy, cuốn sách “Tối không chạy deadline, sáng không ngại đi làm” ra mắt độc giả. Không nặng nề lý thuyết, không viện dẫn dông dài, mơ hồ, cuốn sách là sự kết hợp giữa khoa học, thực tiễn và những kinh nghiệm bổ ích được đúc kết. Những kiến thức bổ ích, lý thú được trình bày một cách mạch lạc, dễ hiểu, dễ tiếp nhận, đúng và trúng vấn đề với hơn 200 trang sách khổ nhỏ, chia thành 4 chương. Cuốn sách chỉ cho chúng ta cách để đồng thời nâng cao chất lượng và tốc độ trong công việc, từ đó gặt hái những thành công.

Cuốn sách bắt đầu bằng việc làm sáng tỏ cơ chế tư duy của những người làm việc nhanh và hiệu quả trên cơ sở phân tích dữ liệu từ 10 nghìn người - một con số cho thấy sự tâm huyết, đầu tư của tác giả và mức độ đáng tin cậy của các thông tin, kiến thức được chia sẻ.

Diễn giải từ Luận thuyết của Kazt, những kỹ năng cần thiết trong công việc được chia làm 3 nhóm: Kỹ năng tư duy; kỹ năng nhân sự và kỹ năng chuyên môn. Đại đa số chúng ta đều nhầm tưởng về vai trò, vị trí của kỹ năng chuyên môn mà không biết rằng, đó chỉ là kỹ năng cơ bản nhất. Trong khi đó, kỹ năng tư duy mới là mấu chốt của vấn đề. Vị trí của bạn trong công việc càng cao thì kỹ năng chuyên môn có thể giảm nhưng kỹ năng tư duy (kỹ năng khái niệm hóa) phải cao lên.

Kỹ năng tư duy chia thành nhiều cấp độ mà điều đầu tiên cần rèn luyện chính là khả năng quyết định được thứ tự ưu tiên trong công việc của mình. Thay vì nghĩ rằng mình sẽ cố gắng hoàn thành tất cả các công việc và đạt điểm tối đa cho tất cả các công việc (thực tế rất khó đạt được mong muốn ấy) thì hãy biết cách lựa chọn: Việc gì nên bỏ, việc gì không; việc gì nên làm trước, việc gì làm sau.

Trước khi đưa ra quyết định, bạn luôn đặt mình trước câu hỏi: “Ý nghĩa của việc làm ấy là gì?”. Câu trả lời cho câu hỏi cũng là đáp án của lựa chọn “yes or no”. Khi làm được điều đó một cách thuần thục tức là bạn đã chạm đến đích “làm việc tốc độ nhanh và hiệu quả”.

Từ những nghiên cứu, kinh nghiệm thực tiễn, tác giả đề xuất 33 thói quen về tư duy giúp bạn dễ dàng hiểu và áp dụng những phương pháp quản lý công việc, để bạn không chỉ làm việc năng suất mà hiệu quả cao. Đó là thói quen trước khi bắt đầu công việc như: Bắt đầu ngày mới bằng việc quyết định những việc mình sẽ không làm; tạo check list; ý thức thay đổi tầm nhìn cá nhân; thay đổi các đơn vị trong công việc... Thoạt nghe có vẻ toàn những vụn vặt, có khi cứng nhắc nhưng hiệu quả nó mang đến thực sự bất ngờ.

Những thói quen về cách tiến hành công việc cũng cần phải thiết lập lại, dường như ngược chiều với những gì đa phần chúng ta đang làm bấy lâu: Lên kế hoạch cho những việc lớn trước (để ngăn chặn những việc nhỏ nhặt tăng lên vùn vụt); thực hiện đồng thời các công việc; thu nhận kiến thức và thực hành ngay sau đó; vận dụng danh sách “thất bại”; xây dựng bộ tiêu chuẩn - quy tắc... Cùng với đó, việc thành thục kỹ năng quản lý thời gian hay tạo lập những thói quen, kỹ năng giao tiếp cũng tác động lớn đến hiệu suất làm việc của bạn.

Đọc xong cuốn sách, ngay cả khi bạn rất tâm đắc với những nội dung được chia sẻ thì chắc chắn rằng không ai có thể làm được ngay và thấy được hiệu quả rõ ràng trong thời gian ngắn. Đó là cả quá trình “vỡ đất” - tiếp nhận và kiên trì thực hành, linh hoạt ứng dụng.

Đăng Khoa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]