(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Thời gian gần đây, tình hình tội phạm và các tệ nạn mại dâm trá hình đang diễn biến ngày càng phức tạp. Một bộ phận thanh thiếu niên ở nông thôn không việc làm, ăn chơi đua đòi, tụ tập gây mất an ninh trật tự (ANTT). Tội phạm cướp giật, trộm cắp len lỏi vào các ngõ ngách của làng quê, trở thành nỗi lo lắng, “gặm nhấm” cuộc sống yên bình sau lũy tre làng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tội phạm và tệ nạn ‘tấn công’ quê nghèo (Kỳ 2): Quê nghèo... không thiếu thứ gì

(VH&ĐS) Thời gian gần đây, tình hình tội phạm và các tệ nạn mại dâm trá hình đang diễn biến ngày càng phức tạp. Một bộ phận thanh thiếu niên ở nông thôn không việc làm, ăn chơi đua đòi, tụ tập gây mất an ninh trật tự (ANTT). Tội phạm cướp giật, trộm cắp len lỏi vào các ngõ ngách của làng quê, trở thành nỗi lo lắng, “gặm nhấm” cuộc sống yên bình sau lũy tre làng.

Thành phố ăn chơi thứ gì, ở quê cũng... không thiếu

“Ở thành phố ăn chơi thứ gì kể cả mại dâm ở quê cũng không thiếu: Karaoke ôm, cafe ôm, massage A-Z”... Nguyễn Văn T. - chủ quán karaoke quê ở Hậu Lộc nói thẳng khi tôi có ý định tìm hiểu.

Thực tế hiện nay ở các vùng quê, những “Tú bà” thường không còn hoạt động sôi nổi, thay vào đó là những “Tú ông” tuổi còn rất trẻ, đứng ra nuôi tiếp viên nữ tại nhà, khi các quán hát, điểm vui chơi có nhu cầu chủ quán sẽ gọi điện cho các “tú ông”, “tú ông” lúc này điều “lính” chở nhân viên nữ đến địa điểm và đợi khi nào hết giờ lại đưa về. (Mỗi “tú ông” nếu nuôi 5 nhân viên nữ sẽ kèm theo 4, 5 nam (lính) để làm tài xế đưa đón cánh nhân viên đi làm - PV). Còn những quán hát, café có tiếng chơi thì sẽ tự nuôi nhân viên tại quán, phục vụ cho khách đến giải trí.

Nhập cuộc cùng một nhóm dân chơi, chúng tôi có mặt ở quán karaoke Dòng Thời G., thuộc địa phận xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc. Theo quan sát ở đây người ra vào rất tấp nập, phần lớn là thanh niên. Khi chúng tôi vào phòng hát và có nói chủ quán cho em út lên rót bia thì một dân chơi trong nhóm nói lớn trong phòng: “Cứ bình tĩnh ông ơi, quán lúc nào cũng có “hàng” (chỉ tiếp viên - PV) phục vụ anh em, quán nuôi luôn mà”.

Xen lẫn tiếng nhạc dạo đầu của đêm chơi, chị chủ quán chạc 45 tuổi bước vào tươi cười hỏi: “Bây giờ lấy em nào thì lấy luôn đi, kẻo tí đông khách là không có đâu”. “Ok, bà gọi em H. nhé!”, T., một tay lười làm ăn nhưng thường xuyên la cà ở các quán karaoke lên tiếng.

Một người bạn ghé tai căn dặn: “Hàng” ở quê phần lớn “không rõ nguồn gốc” trôi dạt từ nơi khác về, chỉ để nhìn thôi. Còn muốn vui vẻ phải cẩn thận, coi chừng mang bệnh vào thân”.

Ngoài mại dâm thì tệ nạn lô đề cũng làm mưa, làm gió ở đây. Ngày nay, tệ nạn số đề cũng biến tướng nhiều cách để thu hút người chơi. Tìm hiểu về cách đánh lô đề mới thấy được muôn hình vạn trạng, thậm chí còn tinh vi và liều lĩnh.

Một “ma đề” trước đây gia đình khá giàu nhưng vì mê số đầu đuôi giờ đã trắng tay, làm thuê mướn kiếm sống qua ngày. Anh ta cho biết, khi chơi đề những con số có ma lực khiến con người khó từ bỏ được. Nhưng từ khi biết chơi đề đến nay đã hơn chục năm, chưa thấy ai khá lên mà chỉ tan nhà nát cửa, bỏ quê trốn nợ. Song song đó, tệ nạn ma túy đá đang là vấn đề nhức nhối ở địa phương.

Không cảnh giác là mất tài sản

Khi tệ nạn xã hội tràn về làng quê đã kéo theo nạn trộm cắp, cướp giật. Chúng lấy trộm tất cả tài sản gì bán được tiền, gây hoang mang lo lắng cho người dân.

Ông Trịnh Văn Quyết (Đa Lộc, Hậu Lộc) bức xức: “Gia đình ông có gắn camera ngoài xưởng mộc, dù đã cảnh báo nhiều nhưng gỗ ông để ngoài thường xuyên mất, táo bạo hơn hôm mất chiếc xe máy khi ông để chiếc xe trước cửa khóa cẩn thận vào ăn cơm trở ra thì “xe mọ̣c cánh bay mất”. Bọn trộm cắp không từ bất cứ thứ gì. Ở cái xóm này, có chục gia đình mà nhiều hôm mất cả gà, vịt”...

Nhiều vụ, chúng táo bạo cạy cửa đột nhập vào nhà gom sạch tài sản ngay ban ngày như trường hợp gia đình chị Hoa (Nga Liên, Nga Sơn). Lúc đó, gia đình chị ra đầm thu ngao, ở nhà có bà già coi nhà nhưng do bà loay hoay làm cỏ ngoài vườn không cảnh giác, mà trộm cạy cửa vào gom sạch tài sản.

Công an huyện Hậu Lộc cho biết; các tệ nạn xã hội như; hoạt động mại dâm trá hình tại các quán karaoke, nhà trọ, ma túy đá, cờ bạc... có xu hướng phát triển mạnh về các xã nông thôn. Thời gian qua, huyện mở cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm và kết hợp với ban, ngành giáo dục tuyên truyền, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm. Tuy nhiên các biện pháp chế tài của pháp luật hiện chưa đủ sức răn đe, nên tình hình tội phạm ở nông thôn diễn biến phức tạp, gây nhiều bức xúc trong nhân dân.

Doãn Tài

“Trong 3 năm từ 2013 đến 2016 trên địa bàn Thanh Hóa đã xảy ra 101 vụ giết người và trên 2.000 vụ cố ý gây thương tích, liên quan đến trên 3.300 đối tượng, làm chết 114 người, bị thương trên 2.300 người.

Theo báo cáo của Công an tỉnh, cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo 138 của tỉnh, 6 tháng đầu năm 2017, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các cấp, các ngành, lực lượng chức năng tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, trấn áp các loại tội phạm hình sự. Kết quả đã điều tra, làm rõ 764 vụ, 1.763 đối tượng phạm tội và vi phạm về trật tự xã hội, đạt tỷ lệ trên 82%, án đặc biệt nghiêm trọng đạt trên 96%, đấu tranh, triệt xóa 96 băng, ổ nhóm tội phạm”...



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]