(vhds.baothanhhoa.vn) - Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, những năm qua huyện Như Xuân đã tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi một số diện tích vườn đồi sang trồng các loại cây mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó có cây mắc ca xuất xứ từ Australia.

Triển vọng cây mắc ca ở Như Xuân

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, những năm qua huyện Như Xuân đã tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi một số diện tích vườn đồi sang trồng các loại cây mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó có cây mắc ca xuất xứ từ Australia.

Triển vọng cây mắc ca ở Như Xuân

Người dân xã Cát Vân chăm sóc cây mắc ca.

Sau thời gian dài tìm hiểu, nghiên cứu về những loại cây trồng mới trên vùng đất đồi, năm 2013 anh Đỗ Trọng Học ở xã Cát Vân đã đến trung tâm giống cây trồng ở huyện Ba Vì (Hà Nội) mua 300 cây mắc ca về trồng thử nghiệm.

Triển vọng cây mắc ca ở Như XuânĐể có kiến thức trồng, chăm sóc cây mắc ca, anh Học đã tìm hiểu kỹ thuật qua sách báo, tivi, internet. Do được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật và phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nên diện tích cây mắc ca của gia đình anh phát triển tốt. Sau 4 năm, cây mắc ca bắt đầu cho thu hoạch, năng suất đạt 3,5 tấn/ha.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây mắc ca, anh Học tiếp tục đầu tư trên 200 triệu đồng để mua giống, nâng diện tích lên 4 ha, với 1.500 cây, năng suất ước đạt 16 tấn/năm. Bên cạnh đó, anh còn nuôi thêm 25 đàn ong, cho sản lượng 150 lít mật ong mắc ca mỗi năm.

Triển vọng cây mắc ca ở Như Xuân

Quả mắc ca chuẩn bị cho thu hoạch.

Để có đầu ra ổn định, anh đầu tư mua máy lọc quả, máy sấy để chế biến sản phẩm tại chỗ; đưa sản phẩm lên zalo, facebook để quảng cáo và bán hàng. Đặc biệt, gia đình anh đã thành lập Hợp tác xã (HTX) mắc ca Thành Phát để thu mua sản phẩm của người dân trong huyện. Đến nay, sản phẩm mắc ca sấy khô của HTX đã được đưa vào hệ thống cửa hàng, siêu thị trong và ngoài tỉnh.

Triển vọng cây mắc ca ở Như Xuân

Sản phẩm quả mắc ca sấy khô của HTX mắc ca Thành Phát đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Như Xuân, trên địa bàn huyện đã phát triển được 50 ha cây mắc ca, trong đó có 25 ha đang cho thu hoạch, tập trung ở các xã Cát Vân, Cát Tân, Hóa Quỳ. Hiện nay, huyện đã sàng lọc được những dòng mắc ca thích hợp, sinh trưởng phát triển tốt, cho nhiều quả, quả to đồng đều, hạt đã tách vỏ chất lượng cao, giá trị dinh dưỡng đạt yêu cầu để trồng trên địa bàn huyện. Qua theo dõi cho thấy, cây mắc ca trồng trên địa bàn huyện Như Xuân đến năm thứ 3 bắt đầu ra hoa và bói quả, năm thứ 4 bắt đầu cho thu hoạch với khoảng 500 kg/ha và đến năm thứ 7 có thể đạt 1,8 đến 2 tấn/ha.

Sản phẩm hạt mắc ca trên địa bàn huyện đang được HTX mắc ca Thành Phát thu mua, chế biến và đã xây dựng thành sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

Để mở rộng diện tích và nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây mắc ca, huyện Như Xuân đang nghiên cứu, lồng ghép các chương trình, ban hành thêm cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất nhằm khuyến khích Nhân dân nhân rộng mô hình liên kết trồng cây mắc ca theo chuỗi giá trị, áp dụng quy trình chăm sóc thân thiện với môi trường nhằm đa dạng hóa hệ sinh thái cây trồng và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Bài và ảnh: Khắc Công


Bài và ảnh: Khắc Công

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]