(vhds.baothanhhoa.vn) - Nằm ở giữa trung tâm thành phố Thanh Hóa, Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường Lê Hoàn là “địa chỉ đỏ” dành cho nhân dân và du khách thập phương đến thăm, thắp nén hương thơm, dâng đài hoa thơm ngát, bày tỏ lòng tôn kính, ngưỡng mộ đối với vị cha già của dân tộc. Ngoài những hiện vật, tài liệu gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Người được trưng bày trong Nhà tưởng niệm thì có một hiện vật “án ngữ” trong khuôn viên nhà tưởng niệm - biểu tượng tinh hoa văn hóa, hồn cốt dân tộc Việt Nam. Đó là chiếc trống đồng được một người dân vì tấm lòng thành kính, biết ơn đối với Bác và tình yêu quê hương, đất nước mà sẵn lòng dâng tặng. Để mỗi khi du khách ghé thăm Khu Văn hóa tưởng niệm được nhìn ngắm “bảo vật quốc gia” do chính bàn tay tài hoa của nghệ nhân quê hương xứ Thanh tạo nên.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chiếc trống đồng ở Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nằm ở giữa trung tâm thành phố Thanh Hóa, Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường Lê Hoàn là “địa chỉ đỏ” dành cho nhân dân và du khách thập phương đến thăm, thắp nén hương thơm, dâng đài hoa thơm ngát, bày tỏ lòng tôn kính, ngưỡng mộ đối với vị cha già của dân tộc. Ngoài những hiện vật, tài liệu gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Người được trưng bày trong Nhà tưởng niệm thì có một hiện vật “án ngữ” trong khuôn viên nhà tưởng niệm - biểu tượng tinh hoa văn hóa, hồn cốt dân tộc Việt Nam. Đó là chiếc trống đồng được một người dân vì tấm lòng thành kính, biết ơn đối với Bác và tình yêu quê hương, đất nước mà sẵn lòng dâng tặng. Để mỗi khi du khách ghé thăm Khu Văn hóa tưởng niệm được nhìn ngắm “bảo vật quốc gia” do chính bàn tay tài hoa của nghệ nhân quê hương xứ Thanh tạo nên.

Chiếc trống tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam trao giấy xác lập kỷ lục vào tháng 11/2010.

Lần theo vài dòng được ghi trên chân trống và sự giúp đỡ của các nhân viên tại Khu Văn hóa tưởng niệm, tôi tìm đến gia đình ông Nguyễn Xuân Lâm - người hiến tặng chiếc trống đồng. Ông từng là hội viên Hội Di sản Văn hóa và Cổ vật Thanh Hóa và cũng là người hơn 20 năm sưu tầm, mua bán cổ vật. Ông cho biết, chiếc trống đồng ông đúc tặng dâng lên Khu Văn hóa tưởng niệm Bác Hồ nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2010 - 2015). Lý do hết sức chân thành, đơn giản chính tình cảm, sự ngưỡng mộ, biết ơn dành cho Bác Hồ, các vị anh hùng dân tộc, tôn vinh làng nghề đúc đồng truyền thống, nền văn hóa Đông Sơn và góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Việc dâng tặng chiếc trống đồng với ông là điều hiển nhiên của một công dân Việt Nam yêu nước. Chiếc trống đồng ông dâng tặng cũng là kỷ niệm của 20 năm sưu tầm, mua bán cổ vật và trước khi kết thúc sự nghiệp sưu tầm cổ vật của mình, ông muốn để lại điều gì đó là công sức, tình cảm của mình. Bởi vậy ông quyết định dâng tặng chiếc trống đồng - biểu tượng văn hóa của đất nước, của quê hương.

Ông tự hào về mảnh đất Thanh Hóa có bề dày lịch sử, chiều sâu văn hóa trường tồn suốt hàng nghìn năm lịch sử dân tộc. Là nơi phát hiện khai quật trống đồng đầu tiên - hiện vật tiêu biểu của nền văn hóa Đông Sơn. Đây là nền văn hóa phát triển rực rỡ tạo dựng nên một bản sắc của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Chiếc trống đồng ông dâng tặng tại Khu Văn hóa tưởng niệm Bác Hồ được đúc theo phiên bản trống đồng Quảng Xương - một trong những chiếc trống điển hình trong hệ thống trống Đông Sơn. Trống đã hội tụ đầy đủ những tri thức khoa học của thời đại cũng như tài năng nghệ thuật và tâm hồn người Việt cổ. Và ông đã lựa chọn những nghệ nhân ở làng nghề đúc đồng làng Chè Đông (Trà Đồng, Thiệu Trung) để gửi gắm ước nguyện. Từ những nguyên liệu thô sơ bùn đấy, tro trấu, quặng đồng... những nghệ nhân làng Chè Đông đã tạo nên chiếc trống đồng hoàn hảo. Trống cao 1,51 m, đường kính mặt 2,01 m, nặng 1.840 kg, được đúc hoàn toàn bằng phương pháp thủ công truyền thống, mô phỏng theo phiên bản trống đồng Quảng Xương. Trên mặt trống có hình chim Lạc, người, động vật và giữa mặt trống là ngôi sao 8 cánh. Tang trống có kích thước dầy 45cm khắc hình 6 chiếc thuyền, ở giữa có hình người, đặc biệt ở mỗi chiếc thuyền các họa tiết, hình người đều khác nhau. Quai trống có 4 quai tạo thành 2 cặp đối xứng được làm theo hình dây thừng bện. Thân trống có kích thước 71 cm là hình vẽ 4 di tích nổi tiếng của Thanh Hóa. Thân trống khắc họa 4 di tích nổi tiếng xứ Thanh, trong đó có Di sản Văn hoá Thế giới Thành Nhà Hồ, Đình Gia Miêu, Bia Vĩnh Lăng, Cầu Hàm Rồng. Để hoàn thành chiếc trống khổng lồ này, nghệ nhân Đặng Ích Hoàn và các cộng sự ở làng nghề Chè Đông đã mất hàng tháng trời làm khuôn đúc và chuẩn bị vật liệu. Ngày 22/11/2010 TP Thanh Hóa tổ chức lễ tiếp nhận trống đồng tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Và chiếc trống cũng được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam trao giấy xác lập kỷ lục: Trống đồng đúc bằng phương pháp thủ công truyền thống lớn nhất, phá kỷ lục Việt Nam vào tháng 11/2010.

Trống đống - Văn hóa phi vật thể Quốc gia... sẽ mãi trường tồn cùng dân tộc. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của những người như nghệ nhân ưu tú Đặng Ích Hoàn và người am hiểu trống đồng, yêu quê hương như ông Nguyễn Xuân Lâm.

Ngọc Huấn


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]