(vhds.baothanhhoa.vn) - Báo hiếu tiền nhân bằng một cuộc đua vật chất không đúng cách, vừa tốn kém vừa để lại những điều không hay. Hãy cân nhắc việc mình làm, để đưa ra quyết định đúng.

Có nhất thiết phải như thế không?

Báo hiếu tiền nhân bằng một cuộc đua vật chất không đúng cách, vừa tốn kém vừa để lại những điều không hay. Hãy cân nhắc việc mình làm, để đưa ra quyết định đúng.

Có nhất thiết phải như thế không?

Làm nhà thờ ở quê nhà đang trở thành xu hướng báo hiếu hiện nay. Dù là nét đẹp văn hóa, tuy nhiên quy mô, kiến trúc thế nào cho phù hợp lại cần đến sự tinh tế ở mỗi người. (ảnh minh họa)

Đang đau đầu vì phải lo khoản kinh phí gửi về quê góp lo việc tôn tạo âm phần vào cuối năm như bác trưởng họ thông báo ở cuộc họp họ cách đây chưa lâu, thì gặp ngay một ông anh cùng quê đang công tác ở một cơ quan tại Thủ đô. Khi uống đến lúc cao trào, anh hỏi: “Ở quê, chú có xây nhà thờ không nhỉ?”. Rồi anh hăng say kể về ngôi nhà thờ mà anh vừa mất hơn một năm để hoàn thành, chẳng buồn để ý đến tâm trạng của tôi

Giữa lúc dịch, bệnh tứ bề nhưng anh vẫn chăm lo cho tổ tiên, ở góc độ nào đó cũng nên đánh giá cao sự hiếu lễ. Nhưng có vẻ như điều đó chẳng phù hợp chút nào nếu như việc xây dựng từ đường của anh mà dẫn đến phải huy động công của quá mức, nhiều người đóng góp. Nhưng dù sao thì đó vẫn là việc của anh, dòng họ nhà anh. Có điều, câu chuyện anh kể ra khi mà trong lòng tôi đang rối như tơ vò, thì nó càng khiến tôi phải suy nghĩ, lo lắng. Món tiền chỉ hơn chục triệu đồng góp cho họ tôn tạo mộ phần còn khó lo, thì lấy đâu ra tiền để cất dựng nhà thờ to đẹp được.

Có vẻ như nhiều người đang suy nghĩ một cách quy nạp rằng cứ có chút vị trí công tác là có thể kiếm được tiền để thể hiện sự hiếu kính với tổ tiên hay sao? Và cũng vì có điều kiện kinh tế, mà nhiều người đã “sáng tạo” ra rất nhiều hạng mục, bạo tay thuê người tô vẽ ra rất nhiều thứ chả giống ai. Họ đang nghĩ rằng từ đường, lăng mộ càng cầu kỳ, càng to đẹp, thì sự hiếu kính càng lớn, tổ tiên càng hài lòng thì phải. Bởi lẽ ấy, những năm gần đây đã có rất nhiều từ đường, lăng mộ mọc lên ở nhiều làng quê với sức sáng tạo có thể nói là… không biên giới. Những công trình tín ngưỡng được kết tụ rất nhiều thức khiến trúc và phông văn hóa, hội tụ đủ cả tính cách văn hóa phương Đông, phương Tây…

Cũng bởi hoàn cảnh chưa cho phép mà tôi lo lắng thế thôi, chứ thực ra có cái nhà thờ ở quê nhà sẽ giúp mình năng về hương khói cho tổ tiên hơn, tình cảm với họ mạc vì thế mà càng thêm phần gắn bó. Xây cất nhà thờ xét ở góc độ nào đó là việc nên làm.

Vùng quê nơi tôi sinh ra thuần nông nên người làng ly hương nhiều, trong đó nhiều người ra đi khi trở về có của ăn của để. Và khi có tiền không ít người thường nghĩ đến việc xây từ đường, lăng mộ to đẹp ở quê nhà nhằm thể hiện sự hiếu kính với tổ tiên, cũng là cách ngầm thông báo với dân làng về vị trí, điều kiện kinh tế của mình hiện tại. Những nhà thờ cầu kỳ, kiểu cách, có nhà thờ lên tới vài tỷ đồng đang mọc lên ngày một nhiều hơn ở vùng quê nghèo.

Có nhất thiết phải như thế không?

Rất nhiều mẫu nhà thờ đẹp được thiết kế để đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay (ảnh minh họa)

Thực ra không chỉ mình quê tôi câu chuyện xây nhà thờ, lăng mộ mới sôi nổi như thế, mà dường như điều đó đang rất được quan tâm ở nhiều nơi. Nhiều người không còn chọn cách tự hào gia cảnh bằng những ngôi nhà ở mặt phố, bởi bây giờ có quá nhiều nhà to, nhà đẹp. Cũng không vì những chiếc xe sang nữa, bởi xe chạy đầy đường. Họ chọn cách thể hiện đẳng cấp của mình bằng ngôi nhà thờ, lăng mộ bề thế ở vùng quê nơi họ sinh ra.

Có vài lần tôi được người quen thân mời dự khánh thành nhà thờ. Tôi không dám đặt câu hỏi là chủ nhân của những chiếc nhà thờ cầu kỳ ấy lấy nguồn kinh phí nào để xây dựng, mà chỉ băn khoăn ở nghi thức khánh thành những công trình ấy.

Dĩ nhiên nghi thức thường phải hài hòa và tương xứng với giá trị công trình. Nhưng tương xứng không nhất thiết gắn liền với sự khoa trương và lãng phí.

Một bạn học của tôi kinh tế cũng chỉ thường thường bậc trung, nhưng vì ức bởi mấy bạn đồng khóa hồi đi học thua kém mình nhiều nhưng làm ăn sau này phát đạt, về quê bỏ tiền mua thêm đất nhà nhà hàng xóm xây cất nhà thờ to đẹp, nên anh không chịu.

Cảnh con gà tức nhau tiếng gáy buộc anh phải tìm đủ cách để huy động kinh phí. Rồi ngôi nhà thờ cũng ra đời, nhưng dù rất cố gắng nó vẫn không khỏa lấp được sự khiếm khuyết của túi tiền, khó tránh được chuyện bàn tàn, trong khi đó vốn liếng của anh thì lại eo hẹp đi, thất bại rồi cũng đến.

Tôi cứ nghĩ cuộc sống cần có sự ganh đua, nhưng tùy từng vấn đề và điều kiện. Xây nhà thờ là một cách tri ân tiền nhân, còn nếu như ai đó mang theo mục đích khác vào việc xây nhà thờ, thì rất dễ dẫn đến những câu chuyện không hay.

Nhất là khi mà dịch, bệnh đang khiến cho nhiều túi tiền trở nên hẹp lại, thì việc cần làm lúc này với mỗi người là phải tiết kiệm chi tiêu hơn. Nếu như điều kiện kinh tế dư giả thì cũng chỉ nên đầu tư vào những việc phù hợp, chứ không nên lao vào một cuộc đua theo kiểu “con gà tức nhau tiếng gáy”. Hãy nhìn vào đời sống xã hội khi mà đại dịch COVID-19 đang khiến cho rất nhiều người phải mất việc làm, nhiều người trở nên trắng tay. Bớt đi những chi tiêu không phù hợp và chưa cần thiết lúc này chính là chúng ta đang góp phần vào sự ổn định xã hội.

Lam Vũ


Lam Vũ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]