(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Cứ mỗi độ tết đến xuân về, người dân vùng biển Quảng Nham lại tìm về với các lễ hội, để được gửi gắm mình vào cõi tâm linh. Và họ được tham gia các trò chơi mang đậm tinh thần thể thao, nét văn hóa tín ngưỡng của cư dân miền biển.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đặc sắc lễ hội biển ở Quảng Nham

(VH&ĐS) Cứ mỗi độ tết đến xuân về, người dân vùng biển Quảng Nham lại tìm về với các lễ hội, để được gửi gắm mình vào cõi tâm linh. Và họ được tham gia các trò chơi mang đậm tinh thần thể thao, nét văn hóa tín ngưỡng của cư dân miền biển.

Chơi cờ người trong Lễ hội đền Phúcxã Quảng Nham.

Về với lễ hội đ ền Phúc

Lễ hội đền Phúc được diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa thể thao đặc sắc và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo người dân.Theo lời kể, vào đúng ngày 29 tháng Chạp,cách đây 228 năm về trước, vua Quang Trung -Nguyễn Huệ trên đường hành quân ra Bắc đã dừng chân tại vùng đất Quảng Nham để dâng hương và ra chỉ dụ trước ba quân, thể hiện quyết tâm đánh thắng quân Thanh, giải phóng Thanh Long.

Để tưởng nhớ sự kiện này, chính quyền, nhân dân xã Quảng Nham (Quảng Xương) đã khôi phục, bảo tồn lại di tích đền Phúc và hàng nămtổ chức lễ hội, nhằm nhằm phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, khơi dậy lòng tự hào dân tộc; đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của nhân dân trong toàn xã.

Lễ hội đền Phúc được diễn ra với các hoạt động: Trẩy mã, tế đại đình, tế nam giao, hát giao duyên cửađình, thi đấu cờ người, đá bóng..., Nhưng đặc sắc nhất phải kể đến hội đua thuyền.

Ông Hà Thế Anh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Quảng Nham cho biết: “Lễ hội đền Phúc xã Quảng Nham là một lễ hội truyền thống lâu đời. Năm nay lễ hội đền Phúc được tổ chức từ 18 tháng Chạp năm Bính Thân đến 16 tháng Giêng năm Đinh Dậu, nhằm gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống với niềm mong muốn đầu năm tạo khí thế, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân, hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế , xóa đói giảm nghèo. Góp phần thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa,xã hội, QP-AN.Đặc biệt, phấn đấu quyết tâm xây dựng thành công mục tiêu xã nông thôn mới năm 2017”.

Lễ hội đua thuyền chải ở xã Quảng Nham.

Rộn ràng đ ua thuyền

Sáng mùng 2 Tết Đinh Dậu, tại cảng cá xã Quảng Nham (Quảng Xương), người dân lại nô nức trong niềm vui được đón lễ hội đua thuyền chải trên sông. Lễ hội đua thuyền được nhân dân trong xã, con em sinh sống làm việc học tập trên mọi miền đất nước háo hức chờ đợi và quy tụ về với quê hương.

Trong thời gian chuẩn bị cho lễ hội, có dịp về với các thôn, chúng tôi cảm nhận rõ không khí sôi nổi, hào hứng, đầy nhiệt huyết của người dân. Vận động viên đua thuyền là những trai tráng khỏe mạnh, lực lưỡng, dẻo dai được trưởng thôn lựa chọn kỹ càng và đưa vào đội thi đại diện chính thức cho thôn.

Khúc sông Yên, nơi diễn ra hội đua thuyền lại trở nên huyên náo hơn bao giờ hết. Trong khung cảnh rực rỡ cờ hoa và tiếng trống của ngày hội làng, hàng nghìn người đã tập trung tại khu vực thi đấu để cổ vũ.

Các tay chèo được tề tựu gần bờ sông sẵn sàng cho những cuộc đua tài. Trên mọi nẻo đường dẫn ra bến cảng của xã nhộn nhịp tiếp cười nói, tiếng gọi rủ nhau đi xem lễ hội, cổ vũ cho đội đua của thôn mình hòa cùng đoàn người tấp nập nô nức, tụ họp cho ngày hội lớn.

Trên dòng sông Yên, hình ảnh những con thuyền với các màu áo xanh đỏ, cùng lá cờ ngũ sắc bay phấp phới, trong tiếng trống như thúc giục các tay chèo dồn sức trong tiếng bắt nhịp dò hô của người chỉ huy.

Hội đua thuyền thu hút đông đảo nhân dân đến xem và cổ vũ.

Ông Nguyễn Văn Tiến, vận động viên đua thuyền thôn Thắng (xã Quảng Nham)cho biết: Mỗi ngư dân chúng tôi quanh năm gắn bó với biển khơi, những dịp đầu xuân năm mới này lại được quây quần bên nhau để cùng tham gia đua thuyền, ai ai cũng vui, cũng phấn khởi bởi làng quê đầu xuân rộn ràng cờ hoa, bà con trong thôn, xóm càng thêm gắn kết.

Lễ hội thi đua thuyền trên dòng sông Yên đã để lại bao cảm xúc cho người dân nơi đây. Trong mỗi dịp tết xuân về, khi tiếng trống cùng tiếng trống làng, tiếng hò reo vang lên đã thúc giục lòng người trở về với hội làng truyền thống.

Ông Nguyễn Đình Thắng, 65 tuổi, hiện sống tại tỉnh Bình Dương là người con xa quê lâu ngày nay có dịp về dự hội làng đã không giấu niềm xúc động. Ông chia sẻ: “Về dự hội làng, tôi có nhiều niềm vui đổi mới trên quê hương mình. Đặc biệt đã khôi phục được những nét văn hóa cổ truyền của quê hương. Với sự quan tâm và đầu tư của các cấp chính quyền, cùng với niềm say mê bơi chải của người dân nơi đây, hi vọng môn thể thao truyền thống bơi thuyền chải sẽ tiếp tục được giữ gìn và phát triển tạo thành một nét đẹp ăn hóa đặc trưng”.

Đua thuyền chải là môn thể thao của tình đoàn kết, thể hiện ý chí và nghị lựccủa ngư dân được rèn luyện hằng ngày trong lao động sản xuất. Đây còn là một hoạt động văn hóa tín ngưỡng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc cầu cho mưa thuận, gió hòa, sóng yên biển lặng, mùa màng bội thu.

Hoàng Lan



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]