(vhds.baothanhhoa.vn) - Đồng bào dân tộc Mông tỉnh Thanh Hóa hiện đang sinh sống tại 44 bản thuộc 10 xã của 3 huyện: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, với gần 19.000 nhân khẩu. Trong đó, Mường Lát có 39 bản có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống với tổng số hơn 3.000 hộ, chiếm hơn 40% dân số toàn huyện. Đặc sắc và làm nên nét riêng của đồng bào dân tộc Mông chính là nhà ở, trong đó phải nhắc đến những ngôi nhà trình tường.

Độc đáo những ngôi nhà trình tường của đồng bào Mông

Đồng bào dân tộc Mông tỉnh Thanh Hóa hiện đang sinh sống tại 44 bản thuộc 10 xã của 3 huyện: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, với gần 19.000 nhân khẩu. Trong đó, Mường Lát có 39 bản có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống với tổng số hơn 3.000 hộ, chiếm hơn 40% dân số toàn huyện. Đặc sắc và làm nên nét riêng của đồng bào dân tộc Mông chính là nhà ở, trong đó phải nhắc đến những ngôi nhà trình tường.

Độc đáo những ngôi nhà trình tường của đồng bào MôngNhiều gia đình ở Pom Khuông xây nhà trình tường dạng nhà ống, lợp mái tôn.

Men theo con đường bê tông vắt vẻo bên sườn đồi, kế bên là dòng sông Mã, chúng tôi về bản Pom Khuông, xã Tam Chung, huyện Mường Lát. Anh Mao, làm việc ở UBND xã Tam Chung là người đưa tôi vào thăm bản Pom Khuông, vừa đi đường, anh vừa trò chuyện với tôi về đời sống của bà con xã Tam Chung. Trong ánh nắng chiều, Pom Khuông hiện lên với những nếp nhà nhỏ nhắn cheo leo bên sườn đồi và dọc hai bên đường. Độc đáo chính là những ngôi nhà trình tường có màu nâu đất, đỏ đặc trưng. Anh Mao dừng chiếc xe máy bên hiên nhà và cất tiếng gọi: - Ông Dế có nhà không ạ?. Vừa gọi tên chủ nhà, anh Mao vừa giới thiệu cho tôi biết, gia đình ông Lý Seo Dế là một trong những hộ làm ngôi nhà trình tường đầu tiên ở bản Pom Khuông. Ở Mường Lát thì chỉ có bà con bản Pom Khuông mới có nhiều hộ làm nhà trình tường, còn hầu hết đều làm nhà gỗ hoặc nhà xây lợp mái tôn. Nhà trình tường theo cách giải thích của người dân ở đây có nghĩa là có tường nhà làm bằng đất.

Nghe tiếng khách gọi, người đàn ông có tên Lý Seo Dế từ trong nhà bước ra, khuôn mặt thân thiện và giọng nói lơ lớ của đồng bào Mông chào những vị khách. Biết tôi muốn tìm hiểu nét độc đáo về nhà ở của đồng bào dân tộc Mông, ông Dế năm nay đã 73 tuổi, nhiệt tình giới thiệu ngôi nhà ông đang ở và dẫn tôi đi thăm một số gia đình làm nhà trình tường trong bản.

Độc đáo những ngôi nhà trình tường của đồng bào MôngÔng Lý Seo Dế, bản Pom khuông, xã Tam Chung là người am hiểu về làm nhà trình tường của đồng bào dân tộc Mông.

Ông Lý Seo Dế cho biết: Trong cộng đồng dân tộc Mông, ngoài phong tục, tập quán đặc sắc thì cấu trúc nhà ở được xem là độc đáo phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như trong sinh hoạt, lao động sản xuất của bà con. Dân tộc Mông trước đây sống trên các triền núi cao, khí hậu khắc nghiệt . Vì vậy, việc làm những ngôi nhà trình tường sẽ đảm bảo ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè và tránh được thú dữ. Kỹ thuật làm nhà trình tường được người dân Pom Khuông học hỏi từ đời ông, đời cha ở các tỉnh phía Bắc di cư vào Thanh Hóa truyền lại.

Để hoàn thiện ngôi nhà trình tường cần tỉ mỉ từ khâu làm móng đến đắp đất. Móng phải được đào sâu khoảng 1m rồi kè đá và đất trộn nhuyễn. Sau khi làm móng là công đoạn đắp đất thành tường. Vật liệu chính để làm tường nhà vẫn là đất sét hoặc đất thịt. Sau khi chọn được đất tốt, đất lành, bà con sẽ sàng lọc đá sỏi, rễ cây, rơm rạ mới trình tường nhà. Trước tiên phải làm chiếc khuôn bằng gỗ dài, rồi sau đó đất được trộn nhuyễn đổ vào khuôn gỗ và dùng vồ nện chặt. Trong khi trình tường, cứ khoảng 50 - 80cm người Mông lại cho 2 khúc tre, hoặc luồng vào ngang để giữ giữa các đoạn tường. Theo những người có kinh nghiệm làm nhà trình tường ở Pom Khuông thì đất càng nhuyễn thì tường càng bền. Dù ở bên ngoài kiến trúc những ngôi nhà trình tường có vẻ tương đối giản đơn tuy nhiên nó lại đòi hỏi sự công phu cũng như thời gian để hoàn thiện. Khi tiến hành trình tường nhà, người Mông thường huy động thanh niên trai tráng trong làng đến giúp. Nhà trình tường của đồng bào Mông chỉ có một cửa chính, không có cửa sổ. Ngôi nhà cũng được thiết kế linh hoạt với điều kiện sinh hoạt của gia đình, nhiều nhà xây dựng theo kiểu 3 gian, 2 chái truyền thống, có hộ gia đình làm nhà trình tường theo lối nhà ống. Việc hoàn thiện nhà trình tường gần như thủ công, nhờ bàn tay khéo léo, điêu luyện của người làm cùng sự đoàn kết của người dân trong bản. Một ngôi nhà trình tường hoàn thiện phải từ 1 - 2 tháng, có gia đình làm nhanh nhất khoảng 20 ngày. Trước đây, nhà trình tường của người Mông được làm bằng đất có màu xám đen, màu đỏ gạch và mái nhà được lợp bằng ngói hoặc gỗ. Nhưng ngày nay, những ngôi nhà trình tường được lợp chủ yếu bằng tấm bờ rô xi măng và tôn. Nhiều gia đình còn trát lại lớp tường đất bằng một lớp xi măng mỏng bên ngoài để cho ngôi nhà nhìn hiện đại hơn. Hiện nay, bản Pom Khuông có khoảng 20 hộ đang sinh sống trong những ngôi nhà trình tường.

Độc đáo những ngôi nhà trình tường của đồng bào MôngNgôi nhà trình tường của đồng bào Mông bản Pom Khuông có màu nâu đất đặc trưng, thiết kế 1 cửa chính, mái lợp fibro xi măng.

Trao đổi với chúng tôi, bà Lò Thị Ly Sa, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Chung cho biết: Xã Tam Chung có 8 bản chủ yếu là đồng bào Mông, Thái sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc Mông sinh sống ở 4 bản, chiếm hơn 50% dân số toàn xã. Riêng bản Pom Khuông có 78 hộ, 440 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Mông. Hiện nay bản Pom Khuông đang xây dựng nông thôn mới. Đồng bào dân tộc Mông xã Tam Chung nói riêng, huyện Mường Lát nói chung vẫn còn gìn giữ nét văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp từ xa xưa. Cùng với trang phục truyền thống thì nhà ở được xem là nét độc đáo của đồng bào dân tộc Mông. Bản Pom Khuông hiện nay còn gìn giữ những nếp nhà trình tường, cũng là bản duy nhất hiện nay trên địa bàn xã Tam Chung xây dựng nhà trình tường. Chính quyền địa phương đã và đang tuyên truyền cho người dân gìn giữ kiến trúc nguyên vẹn của những ngôi nhà trình tường và định hướng phát triển du lịch trải nghiệm tìm hiểu nét văn hóa của đồng bào dân tộc Mông ở Pom Khuông.

Bài và ảnh: Ngọc Huấn



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]